Đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0
Việc áp dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp nó đòi hỏi đội ngũ lao động có tay nghề cao, thành thạo việc ứng dụng tiến bộ KHKT. Nhưng thực tế trình độ chuyên môn của lao động khu vực nông thôn ở nước ta còn thấp. Trước tình trạng này, việc đổi mới phương pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho nông nghiệp 4.0 đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với các cấp, ngành chức năng.
Theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ phát triển tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ mức 15,5% năm 2010 lên khoảng 50% vào năm 2020. Tuy nhiên, dự báo đến năm 2020, nguồn nhân lực khối ngành này sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Không những vậy, Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao.
Sử dụng công nghệ thông minh vào chăm sóc cây trồng
Ngoài ra, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng. Chỉ số cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam đạt 3,39/10 điểm và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế xếp thứ 73/133 quốc gia được xếp hạng. Theo báo cáo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 thì năng suất lao động Việt Nam thấp hơn năng suất lao động của Trung Quốc 2,5 lần; thấp hơn Thái Lan 4,2 lần.
Ông Đỗ Trường Sơn, Trưởng phòng Đồng bằng sông Cửu Long (Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản và cây ăn quả nhiệt đới lớn của cả nước.
Tuy nhiên, lực lượng lao động khu vực nông thôn vùng này chất lượng thấp, tỷ lệ không có trình độ chuyên môn chiếm 91,2%. Bên cạnh đó, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của vùng diễn ra mạnh. Trong khi ở nhiều quốc gia, quy mô đào tạo bậc trung cấp luôn chiếm tỷ lệ nhiều hơn đại học, cao đẳng thì ở nước ta có tình trạng ngược lại.
Đồng quan điểm, ông Đinh Cao Khuê, Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao cho rằng, nguồn nhân lực ở khu vực nông thôn đang thiếu hụt rất lớn cả về số lượng và chất lượng, nhất là lao động trẻ. Thực tế cho thấy, lực lượng tham gia sản xuất nông nghiệp phần lớn là người cao tuổi, sản xuất cá thể và dựa vào kinh nghiệm là chính; việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa nhiều. Đây là vấn đề lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói riêng.
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong phát triển nông nghiệp 4.0, theo ông Lê Văn Hùng, giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, thì cần phải chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn. Trong đó, công tác đào tạo nghề có vai trò quan trọng để làm chủ nông nghiệp 4.0 hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, đáp ứng xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho nông dân. Các trường học cần nâng cao chất lượng đào tạo, dạy nghề, tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp phù hợp với bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhấn mạnh bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và thích ứng với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành Nông nghiệp cần chú trọng vào giải pháp tăng cường liên kết chuỗi sản xuất và cung ứng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm nông nghiệp song hành với công nghệ 4.0. Để phát triển nguồn nhân lực, cần chú trọng nâng cao trình độ cán bộ kỹ thuật, quản trị, chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, dạy nghề để cung ứng lực lượng lao động chất lượng cao.
Theo đó, các trường đại học cần đổi mới phương pháp đào tạo nghề, tập trung vào đào tạo năng lực thực hành, kỹ năng, kỹ thuật cốt lõi và các kỹ năng mềm cho học viên để thích ứng, phát huy trong môi trường công nghệ hiện đại.
Hằng Vương (t/h)
Tin mới
Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận lãi đột biến gấp 6 lần
Công ty TNHH Điện mặt trời Trường Lộc – Bình Thuận mới công bố tình hình tài chính cơ bản trong nửa đầu năm 2024 với lợi nhuận tăng trưởng đột biến so với cùng kỳ.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai khắc phục thiệt hại do bão số 3
Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Canada ban hành kết luận cuối cùng điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam
Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), vừa qua, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) ban hành kết luận cuối cùng về vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với mặt hàng dây thép có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Ai Cập và Việt Nam.
Trong đại bão Yagi, nghĩ về truyền thống, lịch sử, hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc
Đại bão Yagi gây tổn thất vô cùng lớn khiến nhiều người đau xót, nhưng cũng ấm lòng vì nghĩa tình đồng bào, tương thân, tương ái trên cả nước.
Lào Cai cho học sinh đi học trở lại từ ngày 16/9
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Lào Cai vừa ký ban hành Văn bản số 1763/SGD&ĐT-VP ngày 14/9/2024, về việc cho học sinh đi học trở lại.
Những mẫu điện thoại Xiaomi nào nhận được bản vá bảo mật tháng 9
Xiaomi Pad 6, Pad 5, Xiaomi 14 Ultra, MIX Flip và Redmi K50 Gaming là những thiết bị đầu tiên nhận được bản vá bảo mật tháng 9/2024, giúp tối ưu hóa hệ thống, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các lỗ hổng.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới