Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Độc đáo tết nhảy của người Dao tại xứ Thanh

Tết nhảy của người Dao Thanh Hóa là một mảng màu tươi đậm hòa cùng với Tết nhảy của đồng bào Dao ở các địa phương trong cả nước. Đó là loại hình nghệ thuật tích hợp nhiều thành tố của văn hóa dân gian như: nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc, ngôn ngữ, trang trí, tạo hình, cách thêu thùa, may mặc, văn hóa ẩm thực... được phô diễn phong phú và đặc sắc.

Thực hành Tết nhảy của người Dao thôn Tân Thành, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc).
Thực hành Tết nhảy của người Dao thôn Tân Thành, xã Thạch Lập (Ngọc Lặc)

Cư trú cùng với đồng bào các dân tộc Mường, Thổ, Kinh, Thái, Mông, Khơ Mú ở vùng miền đồi núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa, từ bao đời nay, người Dao có hai ngành chính là Dao quần chẹt và Dao đỏ gồm 7.382 người, sinh sống ở các huyện Mường Lát, Ngọc Lặc và Cẩm Thủy.

Trong đó người Dao quần chẹt có 6.748 người sống tập trung ở 10 làng (Cẩm Thủy 7 làng và Ngọc Lặc 3 làng). Đồng bào Dao chỉ chiếm gần 3%, so với hơn 1 triệu người sinh sống trên địa bàn miền núi Thanh Hóa, nhưng sắc thái văn hóa và phong tục tập quán phong phú, độc đáo vẫn được đồng bào Dao trân quý, thực hành, trao truyền và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, trong đó Tết nhảy là một trong những sắc thái văn hóa đặc sắc.

Người Dao thiên di từ Trung Quốc đến Việt Nam cách đây khoảng trên dưới 700 năm và từ Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình vào Thanh Hóa hơn 100 năm trở lại đây. Theo sách Sử Dung, cộng đồng, tông tộc của người Dao đầu tiên cử hai người đi trước sang Việt Nam, sau đó trở về đóng 7 chiếc thuyền vượt biển Đông chở những người Dao cập đất liền.

Trong cuộc hành trình trên biển, đoàn thuyền của họ gặp phải mưa to, gió lớn. Một số thuyền bị sóng biển nhấn chìm, những thuyền còn lại cũng bị bão gió cuốn trôi, phiêu dạt. Hai ông Tặng Xị và Phiềng Tặng Ụi cầu khấn đất trời, long vương giúp đỡ cho đoàn người thoát khỏi hiểm nguy cập được bến bờ. Nếu điều nguyện ước trở thành hiện thực thì sau này khi lập làng, lập xóm, người Dao sẽ làm Tết nhảy để tạ ơn các vị thần linh.

Tết nhảy ra đời từ đó, đời tiếp đời được người Dao duy trì và phát triển. Liên quan tới sự kiện này, về sau còn có những truyền thuyết phản ánh cuộc thiên di đầy gian nan của những người Dao đặt chân tới miền đất mới.

Trong cuộc đời mỗi người đàn ông người Dao quần chẹt Ngọc Lặc và Cẩm Thủy thông thường họ đều trải qua từ một tới ba lần Tết nhảy để tạ ơn trời, đất, long vương, thánh thần và tổ tiên đã giúp đỡ và phù trợ có cuộc sống no đủ, hạnh phúc. Tết nhảy còn là dịp để cúng tổ trạch, táo quân, cầu mưa, cầu mùa, cầu bình an, hạnh phúc. Tết nhảy tổ chức vào hai tháng cuối năm âm lịch, khi hoa đào, hoa mơ chúm chím những nụ xuân thì cũng là lúc khắp các bản làng người Dao lại rộn ràng tổ chức Tết nhảy thâu đêm suốt sáng trong thời gian ba ngày đêm với nhiều nghi thức dâng lễ Bàn Vương, tổ tiên, ông, bà, cha mẹ đã khuất và cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, cuộc sống yên lành.

Tết nhảy mặc dù chỉ được tổ chức trong các gia đình, dòng họ nhưng lại là ngày hội của cả cộng đồng. Để tổ chức Tết nhảy, gia đình và dòng họ phải có bàn thờ tổ và sắm đủ bộ tranh Đại đường - tranh thờ dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo của người Dao. Bộ tranh này gồm 15 bức tranh vẽ các vị thần thánh được người Dao cho là tổ tiên của họ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Để bộ tranh Đại đường trở nên thiêng liêng và có sức mạnh bảo hộ cuộc sống yên bình cho mỗi gia đình, dòng họ, người Dao tổ chức lễ khai quang tranh thờ bằng Tết nhảy. Lễ thức này cũng chính là việc “luyện âm binh” hay “Khao quân Tam Thanh” để các vị thần có đầy đủ binh lính tinh nhuệ và sức mạnh phù hộ, giúp đỡ cho con cháu trong họ, ngoài làng. Mỗi dòng họ tổ chức Tết nhảy có chu kỳ khác nhau và việc tổ chức Tết nhảy phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và từng dòng họ. Họ Phùng ở Cẩm Châu, Cẩm Thủy cứ 14 năm tổ chức Tết nhảy một lần. Thời gian này với họ Bàn và họ Dương ở Hạ Sơn, Ngọc Lặc là 15 năm, họ Triệu nhỏ 12 năm.

Việc chuẩn bị cho Tết nhảy phải thật chu đáo. Tùy theo điều kiện và mối quan hệ của gia đình mà lượng khách mời cũng được cân nhắc. Các nghi thức lễ có cúng Tết Nguyên đán; cúng chuyển tiếp (cúng từ Tết Nguyên đán sang Tết nhảy); khai đàn. Lễ vật dâng cúng gồm: 5 con lợn, mỗi con khoảng 50kg cùng với xôi, gà, rượu, gạo; hương, hoa, đèn nến, quả, bánh giầy, rượu, nước, tiền âm, giấy sớ, cờ phướn, gươm đao, mái chèo gỗ... được bày đặt chu đáo. Chủ trì chính trong Tết nhảy do thầy cúng và đội múa đảm nhiệm. Thầy cúng gồm 2 người được gọi là thầy cả và thầy hai. Trước khi vào cuộc múa, các thầy cúng mời Bàn Vương, 12 vị thần: Hương Hỏa, Hạ Đàn, Trụ Trạch, Tam Thanh Đại Đường... và tổ tiên người Dao về dự lễ.

Trong không gian linh thiêng, trầm mặc, hòa với tiếng trống, tiếng kèn, tiếng chuông đồng vọng và điểm nhịp, lời khấn của thầy cúng như từ quá khứ vọng về, là sợi dây giao cảm nối quá khứ với hiện tại và tương lai, lắng sâu trong tâm thức những người dự lễ, làm cho không khí buổi lễ vừa thiêng liêng, vừa thân thiết và gần gũi giữa linh hồn những người đã khuất với cháu con và họ hàng dòng tộc tụ họp trong những ngày lễ trọng này. Dứt lời khấn, thầy cúng tung gạo, bắc cầu mời tổ tiên về dự. Những người phụ việc được chọn đứng thành vòng tròn giữa nhà tay rung chuông, chân nhún nhảy theo tiếng nhạc. Tất cả đều hướng mắt về phía thầy cúng và thực hiện theo các động tác của thần linh, tổ tiên ngầm mách bảo.

Nhảy múa chiếm phần lớn thời gian và không gian của Tết nhảy diễn ra liên tục hết lớp này đến lớp khác. Múa “chạy cờ” do hàng chục thanh niên cầm cờ, kiếm, xe... để mở đường. Các màn múa kiếm, múa dao “ra binh vào tướng” với những động tác khỏe khoắn, dũng mãnh nhưng uyển chuyển hòa theo nhịp trống, thanh la, não bạt thể hiện tinh thần thượng võ.

Trước đèn thờ cúng Bàn Vương, điệu múa rùa diễn ra với thầy cúng vừa múa vừa đi trước, theo sau là một tốp thanh niên 10 người nối tiếp nhau đảo xung quanh đèn cúng, vừa đi vừa diễn tả các động tác múa minh họa người đi tìm rùa, bắt rùa, trói rùa khiêng về nhà... để dâng cúng Bàn Vương và các vị thần thánh tổ tiên người Dao giữa những tiếng trống, tiếng thanh la, não bạt tạo nên không khí tưng bừng nhộn nhịp làm sôi động cả một vùng núi rừng trùng điệp trong những đêm Tết nhảy. Trong Tết nhảy, các điệu múa được diễn đi diễn lại nhiều lần, số lượng người múa càng đông, nhạc cụ càng nhiều thì Tết nhảy càng vui, không khí càng phấn khởi, tươi vui, đầm ấm.

Đêm cuối của Tết nhảy, điệu múa chiêu binh cho đến khi “đủ quân, đủ tướng” thì kết thúc, mời thần thánh, tổ tiên nhận quân; chiêu lúa gạo khao quân, múa tiễn các loại ôn dịch, rồi chia tiền, hóa tiền giấy, ngựa... Sau đó, thầy cúng làm lễ cầu mùa, cầu an lành, hạnh phúc cho gia đình và dân bản, cầu xin tổ tiên che chở cho gia đình, bản làng mạnh khỏe, làm ăn khấm khá. Cùng với các nội dung và nghi thức chính, trong Tết nhảy còn có một số lễ phụ như lễ treo tranh, hạ tranh và các nghi lễ liên quan.

Lễ tất, bữa cơm cuối cùng được dọn ra, chủ nhà và khách gần xa nâng ly rượu, cùng chúc cho nhau sức khỏe, hạnh phúc và cầu mong mọi điều tốt lành đến với mỗi người, mỗi nhà. Kết thúc Tết nhảy mọi người chia tay nhau trong niềm lưu luyến, hân hoan và hẹn ngày gặp lại vào những kỳ Tết nhảy lần sau.

Tết nhảy của người Dao Thanh Hóa là một mảng màu tươi đậm hòa cùng với Tết nhảy của đồng bào Dao ở các địa phương trong cả nước. Đó là loại hình nghệ thuật tích hợp nhiều thành tố của văn hóa dân gian như: nghệ thuật múa, nghệ thuật âm nhạc, ngôn ngữ, trang trí, tạo hình, cách thêu thùa, may mặc, văn hóa ẩm thực... được phô diễn phong phú và đặc sắc.

Tết nhảy bao hàm chứa các giá trị văn hóa dân gian độc đáo, có tác dụng thắt chặt mối dây đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau, chung xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc, giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ người Dao hôm nay và mai sau cần phải được bảo tồn và phát huy trong cuộc sống.

An Nhiên

Bài liên quan

Tin mới

Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam
Không tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm thành lập QĐND Việt Nam

Ngày 21/9, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị quân đội về việc dừng huấn luyện diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam.

Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu
Bình Định: Gần 687 tỷ đồng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén và dăm gỗ xuất khẩu

Ngày 21/9, tại Cụm công nghiệp Nhơn Tân 1, xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ Khánh thành Nhà máy sản xuất viên nén Nhơn Tân và Nhà máy sản xuất dăm gỗ xuất khẩu. Với tổng vốn đầu tư gần 687 tỷ đồng, 2 nhà máy trên sẽ sản xuất khoảng 600.000 sản phẩm/năm; trong đó có 300.000 tấn viên nén và 300.000 tấn dăm xuất khẩu…

Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi
Quảng Ninh nỗ lực khôi phục, tái thiết kinh tế sau thảm hoạ bão Yagi

Ngày 21/9, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024
Tập huấn công tác xây dựng cơ sở và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024

Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo xây dựng cơ sở (XDCS) và thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác XDCS và thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2024.

Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó
Nam Định trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho học sinh, sinh viên vượt khó

Ngày 21/9, Hội Khuyến học tỉnh Nam Định tổ chức trao tặng 2.000 suất học bổng “Học không bao giờ cùng” cho người lao động tiêu biểu tự học và học sinh, sinh viên trên địa bàn vượt khó, học giỏi năm 2024. Tổng trị giá quà tặng 2 tỷ đồng.

Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Thanh Hóa đã quyên góp, ủng hộ gần 42,6 tỷ đồng giúp đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra, trong các ngày từ 10 đến 21/9, các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa đã đồng loạt tổ chức chương trình quyên góp, ủng hộ.