Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp: “Ngại” thi hành án

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có khoảng 30% số DN lựa chọn phương án khởi kiện ra tòa án và sử dụng cơ quan thi hành án để thu hồi nợ; có không ít DN tìm đến “xã hội đen” để đòi nợ. Thực tế này, khiến nhiều người không khỏi giật mình…


Cực chẳng đã…

Việc tìm đến “xã hội đen” để thu nợ là trái pháp luật, rủi ro cao, chi phí lớn, được ít mất nhiều. Thứ mà DN có được khi sử dụng biện pháp này chỉ là cái “được” rất nhỏ nhưng lại mất đi vị thế, hình ảnh của mình với các đối tác, xã hội. Đồng thời, cũng là biểu hiện của sự bất lực trong kinh doanh yếu kém, chưa kể đến văn hóa của DN, doanh nhân.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, nền kinh tế trầm lắng, vay ngân hàng khó khăn, nhiều DN chiếm dụng vốn của nhau tạo nên phản ứng dây chuyền nợ nần, cá lớn nuốt cá bé…

Do vậy, một số DN trở thành nạn nhân bị mất vốn, bị chiếm dụng vốn dẫn đến nguy cơ phá sản mà không biết kêu ai. Đứng trước ngưỡng cửa đó, DN phải tìm cách để tự giải thoát bằng những lựa chọn tự cứu mình. Đến với con đường chính thống, DN chọn con đường khởi kiện ra tòa án để mong được pháp luật bảo vệ. Nhưng việc khởi kiện trên thực tế có nhiều rắc rối, phát sinh trong quá trình tố tụng, khâu cuối cùng là việc tổ chức thi hành án thì thủ tục rườm rà, không có thời hạn xác định đến giai đoạn kết, phát sinh nhiều loại chi phí (bao gồm cả chi phí chính thức và không chính thức…), dẫn đến việc thu hồi nợ cho DN sẽ kéo dài thời gian xử lý nợ, gây căng thẳng cho các bên liên quan. Khi niềm tin vào pháp luật bị lung lay, trường hợp bất đắc dĩ, DN tự tìm đến “xã hội đen” trong một chừng mực nào đó cũng là một điều dễ hiểu và DN tự tìm lối thoát để tự giải cứu mình.

Vấn đề này không chỉ là lỗi của DN, mà còn là lỗi của các đối tượng khách nợ. Cần phải phê phán cả DN không chịu trả nợ, trách nhiệm này đòi hỏi các nhà làm luật, nhất là các cơ quan, người thực thi pháp luật cần thiết phải xem lại hệ thống pháp luật đã được ban hành để chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế nhằm lấy lại niềm tin của người dân đối với pháp luật. Điều đó sẽ tạo nên một sân chơi thật sự bình đẳng cho DN có thể yên tâm làm ăn phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Nút thắt từ chính sách?

Từ thực tế cho thấy, cần thiết phải sớm nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để kịp thời hoàn thiện hơn về pháp luật nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác thi hành án, nâng cao kỷ luật, kỷ cương pháp luật. Để làm được điều này, cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp, chú trọng đến 2 vấn đề chính là các quy định của pháp luật và yếu tố con người trong hoạt động thi hành án dân sự.

Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thi hành án, phải có chế tài đủ mạnh để cán bộ thi hành án, chấp hành viên tổ chức thi hành án mà không bị cản trở, không bị quá nhiều lệ thuộc vào các cơ quan hữu quan. Cần có cơ chế phối hợp, kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng, cũng như toàn xã hội đối với hoạt động thi hành án như tạo hành lang pháp lý cho luật sư có quyền tham gia đầy đủ vào các giai đoạn thi hành án. Cần quy định rõ hơn về quyền tham gia khiếu nại, khởi kiện hành chính, các quy định giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan thi hành án (hiện nay việc giải quyết khiếu nại do các cấp thi hành án thực hiện nên còn mang tính nội bộ, thiếu khách quan, bao che, kéo dài dẫn đến không nghiêm)…

Bên cạnh đó, vấn đề con người luôn là nhân tố quyết định đến mọi thành công. Vấn đề nhân lực của ngành thi hành án đang có nhiều bất cập, chưa phát huy được sức mạnh, chưa cụ thể trách nhiệm cho mỗi cán bộ chấp hành viên nên kết quả thi hành án thấp. Phải đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý từ lãnh đạo tổng cục thi hành án, đến các chi cục trong việc tổ chức thi hành án; phải có giải pháp phân cấp, phân quyền, phải làm sao để cán bộ thi hành án ý thức trách nhiệm cao, ý thức đóng góp xây dựng pháp luật, họ phải tự hào, thấy vinh dự là người thực thi pháp luật ở khâu cuối cùng - khâu quan trong nhất thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật.

Trong một xã hội hội nhập và phát triển, rủi ro trong kinh doanh là khó tránh khỏi, dù không muốn đụng chạm đến pháp luật, đến tòa án nhưng vẫn khó tránh khỏi. DN phải tự cứu mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, khi xảy ra tranh chấp, cần nhờ luật sư trợ giúp tư vấn thường xuyên; khi phải khởi kiện, cần sự tư vấn của luật sư hoặc ủy quyền cho luật sư có kinh nghiệm trong quá trình tranh tụng và thi hành án.

LS. Xuân Tiền

Tin mới

Nghệ An: NM Thủy điện Khe Bố luôn chủ động - sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống
Nghệ An: NM Thủy điện Khe Bố luôn chủ động - sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống

Trước mùa mưa bão năm 2024, Nhà máy Thủy điện Khe Bố đã triển khai phương án bảo đảm an toàn hồ, đập, an toàn cho người và tài sản vùng hạ du; vận hành sản xuất điện hiệu quả, sẵn sàng ứng phó với các tình huống do mưa bão gây ra...

Châu Âu hiện phải vượt qua "cơn bão kép" sau khi tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế
Châu Âu hiện phải vượt qua "cơn bão kép" sau khi tránh thành công những “lời tiên tri khủng khiếp” đe dọa nền kinh tế

Ủy viên phụ trách kinh tế của Châu Âu, Paolo Gentiloni trả lời phỏng vấn CNBC tại Diễn đàn Ambrosetti diễn ra ở Italy rằng: Nền kinh tế của khối nhìn chung tăng trưởng yếu, nhưng không có bất kỳ "lời tiên tri khủng khiếp" nào - đơn cử như suy thoái, khủng hoảng năng lượng trầm trọng hay chia rẽ - xảy ra trong hai hoặc ba năm qua.

Quảng Nam: TP. Hội An cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án
Quảng Nam: TP. Hội An cần tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án

Chiều 10/9, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Phan Thái Bình - Tổ trưởng Tổ công tác số 2 có buổi kiểm tra, làm việc với lãnh đạo TP. Hội An về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2024...

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh
Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh trao quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra tỉnh

Thanh tra tỉnh Trà Vinh vừa tổ chức lễ công bố quyết định của UBND tỉnh về việc tiếp nhận và bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh Trà Vinh. Ông Lê Văn Hẳn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và trao quyết định.

Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CIPCO
Khởi tố, bắt tạm giam Tổng giám đốc CIPCO

Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Hạ tầng Khu công nghiệp Cần Thơ (CIPCO), để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm
Quảng Ngãi: Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm

Ngày 10/9, Đoàn giám sát - Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm tại các huyện Bình Sơn và Nghĩa Hành.