DN có giao dịch liên kết tiếp tục vào “tầm ngắm” của thanh tra thuế
Bộ Tài chính tiếp tục giao nhiệm vụ cho ngành Thuế trong năm 2017 tăng cường thanh, kiểm tra nhóm doanh nghiệp (DN) có rủi ro cao. Trong đó, nêu cụ thể cần tập trung thanh tra các DN có giao dịch liên kết, các DN có dấu hiệu chuyển giá.
THCL Bộ Tài chính tiếp tục giao nhiệm vụ cho ngành Thuế trong năm 2017 tăng cường thanh, kiểm tra nhóm doanh nghiệp (DN) có rủi ro cao. Trong đó, nêu cụ thể cần tập trung thanh tra các DN có giao dịch liên kết, các DN có dấu hiệu chuyển giá.
Ngoài ra, nhóm DN kinh doanh thương mại điện tử, DN kinh doanh thua lỗ; các DN có số nợ thuế lớn; DN nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; các DN được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế….cũng vào “tầm ngắm” của thanh tra thuế trong năm nay.
Lĩnh vực thanh tra cần tập trung như: chuyển nhượng vốn, ngân hàng, dược phẩm, bất động sản, điện, dầu khí, bưu chính viễn thông, khoáng sản,…
Ảnh minh họa
Toàn ngành Thuế cần đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên thu thập, phân tích thông tin về NNT, đảm bảo tỷ lệ thanh tra tối thiểu 1% và kiểm tra tối thiểu đạt 17% số DN đang quản lý trong toàn Ngành và đảm bảo kịp thời thu hồi vào ngân sách đối với số tiền phát hiện qua thanh, kiểm tra.
Năm 2016, cơ quan Thuế đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 82 nghìn doanh nghiệp, qua đó xử lý tăng thu 14,5 nghìn tỷ đồng (đã thực hiện thu vào ngân sách 9,2 nghìn tỷ đồng); đã đôn đốc, cưỡng chế thu được 42 nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2015 chuyển sang, tăng 12,1% so với năm 2015 (số dư nợ thuế tại thời điểm 31/12/2016 khoảng 72,4 nghìn tỷ đồng, giảm 2% so với thời điểm 31/12/2015); xử lý thu 6,6 nghìn tỷ đồng các khoản Kiểm toán Nhà nước kiến nghị trong quyết toán NSNN năm 2014; đồng thời, đã chuyển cơ quan công an 2.776 hồ sơ vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
Mặc dù đây là kết quả đáng mừng nhưng thực tế, công tác thanh tra đặc biệt thanh tra chống chuyển giá gặp nhiều khó khăn. Còn nhớ tại buổi làm việc với đoàn công tác của Văn phòng BCĐ 389 quốc gia vào cuối tháng 10-2016, đại diện BCĐ 389 tỉnh Bình Dương cho hay, quản lý hoạt động chuyển giá là lĩnh vực đầy khó khăn và phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thanh tra, hội tụ đầy đủ những kỹ năng mềm như ngoại ngữ, tin học, phân tích thống kê... mà còn phải có kinh nghiệm về tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, do chuyển giá là lĩnh vực mới phát sinh, hoạt động của các doanh nghiệp FDI mang tính đa quốc gia nên việc kiểm tra giám sát của cán bộ thuế, nhất là cấp cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập. Một khó khăn nữa là để xác định được các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, bóc tách được các khoản thu chi không hợp lý cần có cơ sở dữ liệu và thời gian...
Bên cạnh việcthực hiện các giải pháp quyết liệt nhằm chống thất thu thuế, kịp thời ngăn chặn, xử lý các doanh nghiệp vi phạm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, ngành Thuế xây dựng các giải pháp về cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu cho NSNN. Nhìn lại năm 2016, thông qua các chính sách thông thoáng về thuế TNDN như: Giảm mức thuế suất phổ thông thuế thu nhập doanh nghiệp từ 22% xuống mức 20% kể từ ngày 01/01/2016; Bãi bỏ quy định khống chế đối với chi phí quảng cáo, khuyến mại của doanh nghiệp... Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã bổ sung đối tượng không chịu thuế đối với tàu đánh bắt xa bờ; Không tính thuế GTGT đối với các mặt hàng đầu vào của sản xuất nông nghiệp như: Phân bón; Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác... Về thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc đối tượng nộp thuế TNCN; Việc thu thuế TNCN đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh được thực hiện theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn, áp dụng thu thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh...Về quản lý thuế: Đơn giản hóa hồ sơ khai thuế; Giảm mức tính tiền chậm nộp...
Với các quy định nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Giảm tối đa mức động viên từ khu vực sản xuất nông nghiệp thông qua việc đưa các loại hàng hóa vật tư, nguyên liệu, dịch vụ đầu vào thiết yếu của nông nghiệp vào nhóm đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng; Mở rộng diện ưu đãi và tăng mức ưu đãi thuế đối với nhiều lĩnh vực, trong đó tập trung cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm cả hoạt động chế biến, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các dự án công nghiệp hỗ trợ, dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án đầu tư mới trong lĩnh vực sản xuất có quy mô vốn đầu tư lớn và sử dụng công nghệ cao…
Trong năm 2016 Tổng cục Thuế đã rà soát trình Bộ Tài chính ban hành mới 07 thủ tục hành chính (TTHC), bãi bỏ: 92 TTHC. Như vậy, tính đến 22/11/2016, số TTHC giảm từ 385 xuống còn 300 TTHC, giảm 85 TTHC so với thời điểm 31/12/2015 (đạt tỷ lệ 22,1%). Đã có 300 TTHC trên đã được chuẩn hóa tại Quyết định số 1500/QĐ-BTC ngày 30/6/2016; đồng thời tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy chế về quản lý thuế, kết quả tính đến ngày 30/11/2016 đã ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung 51/70 quy trình, quy chế. Tiếp tục mở rộng hệ thống khai thuế qua mạng (tính đến 30/11/2016 đã thực hiện khai thuế qua mạng Internet đối với 99,7% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế); Đã triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử tại 63/63 tỉnh, thành phố, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan thuế đạt tỷ lệ 96,7%. Số lượng doanh nghiệp thực tế sử dụng dịch vụ NTĐT đạt trên 93%, với số tiền đã nộp NSNN từ đầu năm đến nay đạt trên 404 nghìn tỷ đồng. Tiếp tục nghiên cứu để triển khai việc hoàn thuế điện tử.
Nhờ những nỗ lực cải cách trong năm qua và năm 2016, theo Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2017 vừa được WB công bố, thứ hạng nộp thuế của Việt Nam tăng 11 bậc so với BC năm 2016 (từ 178 lên thứ hạng 167, trong tổng số 190 quốc gia, vùng lãnh thổ), nếu xét trong 10 chỉ số của BC môi trường kinh doanh nói chung của Việt Nam, theo xếp hạng của WB, thì thuế là chỉ tiêu có mức độ tăng điểm nhiều nhất: từ 38.36 điểm % năm 2016 lên 49.39 điểm % năm 2017, tăng 11 điểm %.
Năm 2017, bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện thanh tra, kiểm tra thuế theo phương pháp quản lý rủi ro, dựa trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin về người nộp thuế. Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên sâu theo từng ngành, từng lĩnh vực trọng điểm và các mặt hàng nhạy cảm...Tổng cục Thuế tiếp tục rà soát để tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Trong đó, đẩy mạnh triển khai nộp thuế điện tử đảm bảo thực chất (bao gồm nộp qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế và qua các kênh điện tử do các ngân hàng thương mại cung cấp, phấn đấu tiến tới đạt ít nhất 90% về cả 3 chỉ tiêu (số doanh nghiệp đang quản lý thuế trên địa bàn; số chứng từ nộp thuế; số tiền thuế thu được trên địa bàn quản lý); Tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, khắc phục những hạn chế, rảo cản làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, từ đó góp phần đẩy mạnh hội nhập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cải thiện môi trường kinh doanh và tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà kích thích tăng trưởng kinh tế.
Theo BCĐ 389
Tin mới
Vi phạm quảng cáo, ghi nhãn loạt cơ sở sản xuất kinh doanh TPBVSK bị phạt
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa mới công khai danh sách loạt cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ vi phạm các quy định của pháp luật liên quan đến quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khoẻ (TPBVSK), chất lượng cũng như ghi nhãn sản phẩm.
BĐBP Lạng Sơn huy động hơn 600 lượt cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3
Theo thông tin từ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn, thời gian qua, do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão gây gió to, mưa lớn diện rộng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các đồn Biên phòng, tổ chức cho hơn 600 lượt cán bộ, chiến sĩ kịp thời có mặt tại các khu vực hiểm yếu, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương sẵn sàng tổ chức di dời người và tài sản những nơi có nguy cơ sạt lở, ngập úng đến nơi an toàn.
Phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp: 10 năm nhìn lại
Việc thiết lập quan hệ đối tác giữa cơ quan Hải quan và các bên liên quan, các bộ ngành, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp được cơ quan Hải quan triển khai đồng bộ và tích cực trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong công cuộc cải cách hiện đại hóa Hải quan Việt Nam, đã được đánh giá cao của các bên đối tác và đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp.
Đại tướng Phan Văn Giang gặp Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ
Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen cảm ơn Đại tướng Phan Văn Giang đã dành thời gian tới thăm; nhấn mạnh, trên cương vị của mình sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam; trong đó đặc biệt quan tâm về lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh, trên cơ sở kế thừa những di sản mà các thượng nghị sĩ trước đây của Hoa Kỳ để lại.
Lâm Đồng tổ chức chương trình Hoa nắng số tháng 9/2024
Chương trình Hoa nắng số tháng 9/2024 được tổ chức với mong muốn đa dạng các nội dung hoạt động ngoại khoá trong trường học, đồng thời động viên tinh thần, tiếp sức cho các em học sinh, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên bước đường tìm kiếm con chữ.
MTTQVN tỉnh Quảng Bình kêu gọi ủng hộ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai
Ngày 10/9, Ủy ban MTTQVN tỉnh Quảng Bình đã có thư kêu gọi các tổ chức, cá nhân cùng chung tay hỗ trợ nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai nặng nề do bão lũ gây ra.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam