Diễn biến Covid-19 tới sáng 9/8: Toàn thế giới trên 19,7 triệu ca mắc, riêng ở châu Mỹ trên 10 triệu người
Theo trang thống kê worldometers.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới có trên 249.000 ca bệnh và trên 5.200 ca tử vong. Tính tới 6 giờ sáng 9/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận trên 19,7 triệu ca mắc Covid-19, trong đó riêng số ca bệnh ở châu Mỹ đã là trên 10 triệu người.
Châu Mỹ vượt ngưỡng 10 triệu ca mắc
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tổng số ca mắc bệnh tại châu Mỹ đã vượt ngưỡng 10 triệu, chiếm hơn 50% tổng số ca bệnh toàn cầu. Kể từ ngày 9/7, mỗi ngày châu lục này đều ghi nhận trên 100.000 ca mắc và WHO gọi đây là "tâm dịch" mới của thế giới.
Dịch Covid-19 đang tiếp tục lây lan tại 20/50 bang của Mỹ, trong đó bang California là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tiếp đến là bang Florida, Texas và New York.
Số liệu tổng hợp của hãng Reuters cho thấy, chỉ trong 9 ngày vừa qua, Mỹ có tới 10.000 ca tử vong.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 bên ngoài một siêu thị tại New York, Mỹ ngày 16/7 (Ảnh: THX/TTXVN)
Châu Á: Tình hình dịch đang diễn biến xấu đi
Tính đến 8/8, tổng số ca bệnh Covid-19 tại Nhật Bản đã tăng lên 47.464 ca, thêm 1.565 ca so với một ngày trước đó.
Con số trên chưa bao gồm 712 ca mắc bệnh trên du thuyền Diamond Princess được cách ly ngoài khơi vịnh Yokohama, gần thủ đô Tokyo, từ những ngày đầu dịch bệnh xuất hiện tại quốc gia này. Trong khi đó, tổng số ca tử vong vì dịch bệnh tại Nhật Bản là 1.055, trong đó có 13 ca từ du thuyền Diamond Princess. Hiện Nhật Bản còn khoảng 140 bệnh nhân Covid-19 trong tình trạng nặng, phải dùng máy thở hoặc cần chăm sóc đặc biệt.
Tại Ấn Độ ghi nhận 65.156 ca mắc và 875 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia này lên lần lượt là 2.152.020 ca và 43.453 ca. Đây là ngày thứ 9 liên tiếp số ca mắc mới hằng ngày tại quốc gia Nam Á ở mức trên 50.000. Việc số ca mắc mới tăng mạnh trong những ngày gần đây chủ yếu là do quốc gia này đẩy mạnh công tác xét nghiệm.
Tổng số ca mắc bệnh Covid-19 tại Bangladesh cũng đã vượt ngưỡng 255.000 lên mức 255.113 ca sau khi ghi nhận thêm 2.611 ca mắc mới trong ngày 8/8. Trong khi đó, số ca tử vong vì dịch bệnh tại quốc gia này cũng tăng lên 3.365 ca sau khi có thêm 32 người không qua khỏi trong 24 giờ qua.
Trung Quốc ghi nhận 31 ca mắc Covid-19, trong đó có 25 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 6 ca "nhập khẩu". Các ca lây nhiễm trong cộng đồng đều ở Tân Cương.
Đặc khu hành chính Hong Kong thông báo 69 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnh tại vùng này lên vượt ngưỡng 4.000. Trong số các ca mắc mới có 2 ca ngoại nhập và 67 ca lây nhiễm trong cộng đồng (30 ca không rõ nguồn gốc). Hiện Hong Kong có tổng cộng 47 ca tử vong, 1.068 bệnh nhân đang được điều trị, trong đó có 45 ca nghiêm trọng và 51 ca nguy kịch.
Tại khu vực Đông Nam Á, Philippines hiện là quốc gia có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực với tổng cộng 126.885 ca mắc bệnh, trong đó có 2.209 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận 4.226 ca mắc và 41 ca tử vong vì dịch bệnh.
Tiếp đến là Indonesia, quốc gia này ghi nhận 2.277 ca mắc bệnh và 65 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong vì dịch bệnh lên lần lượt là 123.503 và 5.658 ca.
Malaysia thông báo thêm 7 ca mắc, nâng tổng số ca mắc trên cả nước lên mức 9.070 ca, trong đó có 125 ca tử vong. Trong 7 ca mắc mới thì có 6 ca là người từ nước ngoài đến Malaysia và 1 ca lây nhiễm trong nước.
Bộ Y tế Campuchia ghi nhận 3 ca nhiễm mới, đều là các ca ngoại nhập, nâng tổng số người mắc bệnh tại nước này lên 246 người. Trong số các ca mắc bệnh tại Campuchia, 215 người đã được chữa khỏi và 31 trường hợp đang được điều trị trong bệnh viện.
Nhiều nước châu Âu thắt chặt phòng dịch
Trong những ngày gần đây - thời gian cao điểm của kỳ nghỉ hè, khẩu trang đã trở thành bắt buộc ngày càng nhiều tại địa phương của Pháp, nhất là tại các thành phố du lịch nổi tiếng. Trong 24 giờ qua, Pháp ghi nhận 2.288 ca mới mắc Covid-19, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ cuối tháng 4 vừa qua.
Trong bối cảnh các chuyên gia dự báo về nguy cơ bùng phát trở lại dịch bệnh, các nước đang chạy đua để tìm kiếm vaccine, biện pháp được cho là duy nhất để chấm dứt dịch bệnh Covid-19. Viện Các bệnh truyền nhiễm quốc gia (NIID) Lazzaro Spallanzani ở thủ đô Rome của Italy sẽ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine vào cuối tháng 8 tới.
Theo giới chức y tế Italy, đợt thử nghiệm này cần có 90 tình nguyện viên khỏe mạnh và không tham gia các thử nghiệm lâm sàng khác trong vòng 12 tháng qua, đặc biệt là những người ở độ tuổi từ 18-55 hoặc từ 65-85 tuổi. Việc thử nghiệm lâm sàng này được coi là giai đoạn 1 của quá trình nghiên cứu vaccine chống Covid-19, trong đó một loại vaccine tiềm năng được sử dụng cho một nhóm nhỏ người.
Theo quy định của giới chức Đức, những người đi nghỉ ở các quốc gia hoặc khu vực hiện nằm trong danh mục khoảng 130 nước và khu vực có rủi ro về Covid-19 theo phân loại của Viện Dịch tễ Robert Koch (RKI) cần tiến hành xét nghiệm ngay khi trở về. Địa điểm xét nghiệm là ngay tại sân bay, các nhà ga chính, trung tâm xe buýt hoặc các bến phà tại địa phương, và được xét nghiệm miễn phí trong vòng 3 ngày ngay tại các điểm đến hoặc sau đó tại các cơ sở ở địa phương.
Trong một số trường hợp, những người này có thể được xét nghiệm tại chính nơi họ đến thăm, song không quá 48 giờ trước khi về Đức và phải tự chi trả số tiền làm xét nghiệm ở nước ngoài. Trong vòng 72 giờ, tất cả các trường hợp trở về cần phải tiến hành xét nghiệm và gửi kết quả xét nghiệm cho giới chức y tế Đức. Những người có kết quả âm tính thì không cần cách ly trong khi các trường hợp dương tính cần tự cách ly 14 ngày.
Châu Phi dịch lây lan khó lường
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu cho thấy số ca mắc Covid-19 tại châu Phi đã ở mức trên 1 triệu ca, trong đó có trên 22.000 ca tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng thiếu vật tư y tế để xét nghiệm Covid-19 ở châu Phi càng khiến dịch bệnh lây lan khó lường ở châu lục có 1,3 tỷ dân này.
Nam Phi là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất, với trên 553.000 ca mắc - chiếm hơn 50% tổng số ca mắc ở khu vực. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), Nam Phi hiện có số ca mắc Covid-19 cao thứ 5 trên thế giới, sau Mỹ, Brazil, Ấn Độ và Nga.
Trang Nguyễn
Tin mới
Thành lập Sở Chỉ huy tiền phương chỉ đạo khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai
Để công khắc phục hậu quả mưa lũ tại Lào Cai được triển khai nhanh chóng, hiệu quả, Bộ Tư lệnh Quân khu 2 đã tổ chức thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại xã Phúc Khánh, do đồng chí Tư lệnh Quân khu 2 trực tiếp chỉ huy, chỉ đạo.
Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo khắc phục mưa lũ
Nhằm tập trung khắc phục hậu quả bão số 3, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đã có công điện gửi các tổng cục; các quân khu 1, 2, 3; quân chủng; Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quân đoàn 12; các binh đoàn 11, 12, 18; các binh chủng...
Nhiều nơi tiếp tục cho học sinh nghỉ học để phòng, tránh mưa lũ
Đến nay, nhiều địa phương vẫn tiếp tục cho học sinh nghỉ học để tránh ngập lụt sau cơn bão số 3.
Cà Mau bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu 2024
Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Cà Mau đã tổ chức triển khai kế hoạch và tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh kẹo phục vụ Tết Trung thu năm 2024.
Ngàn quà tặng “chất” tri ân chủ thẻ tín dụng Bac A Bank
Mở thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK MasterCard và tận hưởng quà tặng thiết thực nhân dịp BAC A BANK đón tuổi 30: Ô cán gập thời trang cùng loạt ưu đãi bất tận dành cho chủ thẻ.
Nam Định tăng cường phòng chống ngộ độc thực phẩm mùa bão, lụt
Sở Y tế tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn 1890, đề nghị các đơn vị y tế cấp huyện khẩn trương xây dựng kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm mùa bão, lụt tại địa phương.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào