Điểm nhấn của Phiên họp thứ 14 Ủy ban Thường vụ Quốc hội là tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Ngoài phiên họp thường kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng bố trí thêm 02 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật trong tháng Tám và tháng Chín.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền
Cụ thể là cho ý kiến bước đầu về dự thảo báo cáo kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”. Đây là chuyên đề rất quan trọng và là một trong 02 chuyên đề giám sát tối cao trong năm nay của Quốc hội, dự kiến trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10 tới.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về dự kiến kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 cho danh mục dự án đã hoàn thiện thủ tục đầu tư và bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương (đợt 3).
Cho biết hiện vẫn còn lại lượng vốn khá lớn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các ý kiến tập trung thảo luận và các bộ ngành liên quan báo cáo kỹ vì sao giao vốn chậm, phải chăng vướng mắc khâu chuẩn bị đầu tư.
Một nội dung quan trọng khác là xem xét đề xuất của Chính phủ liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/09/2021 của UBTVQH về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Điểm nhấn của phiên họp lần này là việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dành cả ngày 10/08 tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành liên quan sẽ tham gia làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
“Nhiệm vụ lập pháp rất quan trọng và nặng nề khi Quốc hội cho ý kiến và thông qua khối lượng lớn dự án luật, trong đó có luật khó như: Luật Đất đai sửa đổi; có nghị quyết có tính chất như luật”, ông Vương Đình Huệ nhấn mạnh và lưu ý các thành viên UBTVQH, cơ quan hữu quan có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào các nội dung theo chương trình làm việc để đảm bảo tiến độ và chất lượng.
Phiên giải trình về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý
Ủy ban Pháp luật tổ chức Phiên giải trình về việc thực hiện quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý và việc quản lý viên chức theo mã số, tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp.
Tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết, đến nay tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý cơ bản đầy đủ, đồng bộ. Việc phân cấp cho Bộ, địa phương quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý giúp Bộ, địa phương đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện phù hợp với đặc điểm, tình hình thực thế của đơn vị.
Tuy nhiên, phân cấp này dẫn đến tình trạng cùng một vị trí viên chức lãnh đạo, quản lý nhưng tiêu chuẩn, điều kiện để được bổ nhiệm lại không giống nhau ở từng địa phương, thậm chí khác nhau giữa các huyện trong cùng một địa phương. Đáng chú ý, tiêu chuẩn về trình độ quản lý, trình độ lý luận có tình trạng chưa thống nhất trong thực hiện.
Đại biểu Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp nêu rõ, tiêu chuẩn chính trị càng quy định không thống nhất. Quy định do Ban Tổ chức Trung ương quy định nhưng mỗi nơi làm khác nhau: "Cán bộ lãnh đạo quản lý có chỗ đòi hỏi cao cấp chính trị mới được bổ nhiệm Giám đốc, Có chỗ chỉ Trung cấp chính trị cũng được bổ nhiệm giám đốc. Có chỗ quy định chuyên viên chính được bổ nhiệm giám đốc. Có chỗ không quy định chuyên viên chính, chỉ cần chuyên viên. Như vậy, cách tổ chức Bộ Nội vụ xử lý như nào để dễ dàng tổ chức thực hiện”
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long nêu rõ, tiêu chuẩn ngạch công chức là một trong những quy định của tiêu chuẩn bổ nhiệm, dẫn đến câu chuyện có những tỉnh phải là chuyên viên chính mới bổ nhiệm Giám đốc Sở. Có những tỉnh chỉ quy định là chuyên viên đã bổ nhiệm thôi. Do vậy, dẫn đến các trường hợp một số cán bộ trẻ khi muốn lên chuyên viên chính lại phải mất thời gian 9 hay 10 năm. Như vậy ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm cán bộ trẻ.
Hiện nay Bộ Nội vụ đã hoàn thiện và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về tiêu chuẩn công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính các cấp, trong đó Bộ Nội vụ đề xuất không quy định tiêu chuẩn ngạch là tiêu chuẩn bổ nhiệm.
Tại phiên giải trình, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ việc cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Đại biểu Phan Thái Bình, đoàn Quảng Nam chỉ rõ thực trạng đó là đối với giáo viên được hưởng thâm niên công tác, nhưng đối với cán bộ quản lý giáo dục thì không được hưởng.
Giải trình băn khoăn này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nêu rõ: Đây cũng vướng, khi đang là viên chức của các cơ sở đang được hưởng các quy định viên chức giáo dục. Khi bổ nhiệm vị trí làm việc tại phòng, sở thì chuyển công chức quản lý. Công chức thì quy định chung, hiện chưa có quy định riêng. Đấy là vướng, thực chất làm việc Bộ Nội vụ nhưng riêng quy định điều chỉnh riêng cho giáo dục là khó, tìm cách có biện pháp kiến nghị”.
Việc quản lý viên chức theo chức danh nghề nghiệp cũng gặp vướng mắc về quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Một số Bộ quản lý ngành, lĩnh vực chưa ban hành đầy đủ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dẫn đến các địa phương khác sau khi tuyển dụng không thể sắp xếp vào chức danh nghề nghiệp tương ứng. Việc phân hạng chức danh nghề nghiệp còn chưa thể hiện rõ ràng sự khác biệt giữa các hạng. Một số chức danh nghề nghiệp yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng, nhưng nhiều nội dung trùng lắp với chương trình đào tạo.
Q.N (t/h)
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới
Phát biểu tại phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng, trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới và cuộc sống, song cũng chính con người là tác nhân gây ra nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt...
Giá tiêu hôm nay 23/9: Nội địa duy trì đà đi ngang tại các địa phương trọng điểm
Giá tiêu hôm nay giao dịch quanh mốc 149.000 -151.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông là 151.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston
Nhân chuyến tham dự Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79, sáng 22/9/2024, giờ địa phương, tại thành phố New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt nhóm trí thức Houston.
Bế mạc Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ ba đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc khảo sát việc thực hiện đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn
Chiều 22/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đoàn công tác đã khảo sát và làm việc với tỉnh Lạng Sơn về đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 23/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 23/9 của các công ty chứng khoán.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM