Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành Quyết định 1335/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường trong các vụ việc phòng vệ thương mại". Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Cụ thể Quyết định 1335/QĐ-TTg, ngày 10/11 như sau:

Về mục tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện

Xây dựng, hoàn thiện và gửi lập luận về vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam theo các tiêu chí quy định của Hoa Kỳ;

Ảnh internet.
Đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Ảnh internet.

Tổng hợp và xây dựng lập luận, phản biện đối với ý kiến của các bên liên quan về việc công nhận kinh tế thị trường của Việt Nam;

Tham dự đầy đủ các bước cần thiết của quá trình tố tụng cho đến khi Hoa Kỳ ban hành Kết luận đối với việc xem xét vấn đề kinh tế thị trường của Việt Nam (dự kiến đến cuối năm 2024);

Tăng cường vận động sự ủng hộ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan trong quá trình thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam bằng nhiều hình thức.

Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ động phát huy nội lực, kết hợp với tư vấn pháp lý xây dựng các phương án xử lý trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường (KTTT);

Xây dựng kế hoạch tổng thể các giải pháp pháp lý theo quy trình tố tụng của pháp luật Hoa Kỳ trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT;

Sử dụng có hiệu quả tư vấn pháp lý đại diện và hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhằm dự báo và ứng phó kịp thời với các kịch bản có thể xảy ra trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT;

Nghiên cứu, tổ chức thảo luận vấn đề pháp lý, trưng cầu ý kiến chuyên gia, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và theo dõi diễn biến vụ việc nhằm tham mưu kịp thời những giải pháp trong quá trình đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT;

Tham gia các phiên điều trần, giải trình, đối thoại, trao đổi,...với các bên liên quan;

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan nhằm tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành nhằm thúc đẩy công tác đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT;

Thành lập Tổ công tác thường trực về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền KTTT gồm đại diện của 11 Bộ, ngành, cơ quan liên quan;

Phân công cụ thể nhiệm vụ của các Bộ, ban, ngành, địa phương liên quan đến cung cấp thông tin, phối hợp xử lý vấn đề pháp lý, xây dựng các lập luận trả lời các bên liên quan;

Phối hợp các cơ quan liên quan triển khai song song nhiệm vụ xử lý về pháp lý và ngoại giao;

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tự bố trí kinh phí chi trả cho hoạt động của các thành viên là đại diện của đơn vị mình tham gia Tổ Công tác;

Đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Ảnh internet.
Đề nghị Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Ảnh internet.

Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác vận động Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT thông qua các kênh đàm phán, đối thoại;

Vận động các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, các hãng luật có ý kiến ủng hộ quan điểm của Việt Nam trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô;

Vận động các nhà nhập khẩu, các ngành sản xuất sản phẩm hạ nguồn, các tổ chức, cá nhân/nhà hoạt động xã hội có uy tín, ảnh hưởng tại Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm, chính kiến tích cực để tác động tới các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung;

Tổ chức đối thoại, lấy ý kiến nhận xét của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức độc lập, uy tín (WB, IMF, OECD...) ủng hộ đề nghị xem xét Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Các giải pháp khác

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về tiến trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, cơ quan liên quan vận động các ngành sản xuất trong nước, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, các Hiệp hội ngành hàng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia ủng hộ, hỗ trợ thực hiện công tác thúc đẩy Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là quốc gia có nền KTTT.

Kinh phí thực hiện đề án gồm kinh phí từ ngân sách Nhà nước, đóng góp của doanh nghiệp, tài trợ của nước ngoài, của các tổ chức quốc tế, và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ: Sẽ thúc đẩy để Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

Trước đó, ngày 19/09/2023, tại thủ đô Washington D.C (Hoa Kỳ), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo nhân dịp Thủ tướng tới Hoa Kỳ tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 78.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo. Ảnh VOV.vn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo. Ảnh VOV.vn.

Để triển khai hiệu quả khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, tiếp tục quan tâm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại song phương, nhất là khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao của Hoa Kỳ làm ăn kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường trao đổi đoàn, chia sẻ kinh nghiệm. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị hai bên tạo đột phá trong hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục – đào tạo; đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác chống biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng tái tạo.

Bộ trưởng cho biết các doanh nghiệp Hoa Kỳ rất quan tâm đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đầu tư và tin tưởng sau khi hoàn tất đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF), các doanh nghiệp các quỹ đầu tư sẽ đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hai nước xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cho biết, sẽ thúc đẩy để Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, phối hợp triển khai các nội dung đã thống nhất trong Tuyên bố chung, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên như kinh tế, thương mại và đầu tư…, tiếp tục đưa hợp tác giữa hai nước ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025
Phác thảo bức tranh kinh tế năm 2025

Những nét vẽ đầu tiên của Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư phác thảo. Theo đó, trong năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm, tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 6,5-7%.

Giá kim loại đồng ngày 16/9: Đạt mức cao nhất trong hai tuần
Giá kim loại đồng ngày 16/9: Đạt mức cao nhất trong hai tuần

Giá đồng đạt mức cao nhất trong hai tuần và đang trên đà đạt tuần mạnh nhất kể từ tháng 7 nhờ sự hỗ trợ từ đồng đô la yếu hơn và hy vọng rằng các biện pháp kích thích kinh tế tại quốc gia tiêu thụ hàng đầu là Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu.

Vì sao cần nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật mới liên quan đến bất động sản?
Vì sao cần nhanh chóng tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật mới liên quan đến bất động sản?

Song song với việc thúc đẩy xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện, đẩy mạnh tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các quy định mới của pháp luật về đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách để đảm bảo việc thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản sớm có hiệu quả trong thực tiễn.

Đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội chìm trong biển nước
Đầu tuần, nhiều tuyến phố Hà Nội chìm trong biển nước

Cơn mưa lớn kéo dài từ đêm đến giờ đi làm sáng đầu tuần 16/9 lại khiến nhiều tuyến phố của Hà Nội ngập úng cục bộ, khiến giao thông ùn tắc kéo dài trong giờ cao điểm.

Giá thép hôm nay 16/9: Tăng trên sàn giao dịch
Giá thép hôm nay 16/9: Tăng trên sàn giao dịch

Ngày 16/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt kỳ hạn tăng và đang hướng đến mức tăng hàng tuần, do triển vọng về các biện pháp kích thích mới của Trung Quốc.

Indonesia ban hành quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu
Indonesia ban hành quy định mới về kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, Cơ quan kiểm dịch Indonesia-IQA đã ban hành Quyết định số 09/2024 (Quyết định 09/2024 tiếng Indonesia và bản dịch tham khảo tiếng Anh gửi kèm) về chứng từ kiểm dịch và con dấu (bắt đầu áp dụng từ 1/10/2024).