Đề nghị giảm giấy phép con trong việc đầu tư cho giáo dục
Tại Hội thảo về cắt giảm, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực đầu tư giáo dục, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Bộ GDĐT phối hợp tổ chức ngày 15/5/2018, Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT Lê Trường Tùng đề xuất, cắt bỏ thêm điều kiện phải có đầy đủ hồ sơ của giáo viên khi xin cấp phép thành lập.
TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Đại học FPT
Theo TS. Lê Trường Tùng, tại giai đoạn cấp phép thành lập, nhà đầu tư chưa hoạt động, thì không thể có đủ danh sách giáo viên với giấy phép lao động, hợp đồng lao động đã kí vì chưa biết khi nào mới được cấp giấy phép. Nhà trường vẫn phải kí hợp đồng với giảng viên có trả lương, đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến rất phung phí...
Ông Tùng cũng thẳng thắn bày tỏ, muốn đưa nhà trường vào hoạt động, phải cần rất nhiều thủ tục kèm với vô số biểu mẫu cần thực hiện khác.
“Muốn dạy gì thì cần thủ tục mở ngành, dự kiến dạy bao nhiêu sinh viên thì thủ tục xác định chỉ tiêu tuyển sinh, dạy sinh viên nào thì thủ tục đối tượng tuyển sinh, dạy như thế nào thì có thủ tục liên quan tới phương thức đào tạo, thậm chí cấp bằng cũng cần thủ tục riêng…
Toàn bộ trong quá trình hoạt động có rất nhiều giấy phép “con” ngoài việc xin phép hoạt động. Như vậy, có giấy phép hoạt động nhưng cũng chưa thể hoạt động”, ông Tùng nói.
Ông Tùng cũng chỉ ra những bất cập, khi quy định vốn đầu tư để mở cơ sở giáo dục trong nước, phải có ít nhất 1.000 tỉ đồng mà không áp dụng với trường đang hoạt động, như vậy là rào cản không cho đối tác mới tham gia thị trường, đối tác cũ lại không đầu tư do không yêu cầu dẫn đến “khoá cửa” thị trường đầu tư cho giáo dục.
Bên cạnh đó, những vấn đề ưu đãi mở cửa cho nhà đầu tư có yếu tố nước ngoài thuận lợi hơn, dẫn đến bất bình đẳng trong chính sách. Ví dụ, vốn đầu tư cho cơ sở có yếu tố nước ngoài chỉ quy định tối thiểu 300 tỉ đồng, trong khi cơ sở trong nước cần tối thiểu 1000 tỉ đồng. Hay trường tư thục có yếu tố nước ngoài được tự chủ trong vấn đề tổ chức nhân sự.
Từ những bất cập trên, ông Tùng đề xuất cần xây dựng theo hướng giao tự chủ cho các tổ chức giáo dục hoạt động trên cơ sở hành lang pháp lí hợp lí, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm. Chuyển sang hậu kiểm, tức là các cơ sở giáo dục sau khi có quyết định thành lập có thể tự chủ chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện thì công bố hoạt động và tất cả các tiêu chí đã quy định rõ. Sau đó, cơ quan nhà nước sẽ đi kiểm tra, như vậy thực chất hơn rất nhiều và đơn giản thủ tục hành chính, giảm chi phí cho xã hội.
Thanh Bình
Tin mới
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới