Đề án chiến lược xây dựng Nhà nước pháp quyền bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước
Sau 10 tháng nỗ lực làm việc khẩn trương, hiệu quả, dự thảo lần thứ nhất đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" đã được hình thành.
Chiều 18/04, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đã diễn ra Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo dưới sự chủ trì của Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo. Tại Phiên họp này, các thành viên Ban Chỉ đạo và lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, thành viên Tổ biên tập đã cho ý kiến lần đầu tiên về dự thảo Đề án quan trọng này.
Tham dự Phiên họp còn có các Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó trưởng ban Chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.
Cùng dự còn có còn các Uỷ viên Bộ Chính trị, thành viên Ban Chỉ đạo: Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an; ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Dự họp còn có Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, thành viên Ban Chỉ đạo.
Phát biểu tại Phiên họp, thay mặt Ban Chỉ đạo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các thành viên Ban Chỉ đạo trong thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Theo đó đã chỉ đạo triển khai nghiên cứu 27 chuyên đề để làm cơ sở xây dựng dự thảo đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”; tổ chức được 03 hội thảo cấp quốc gia tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia của hàng trăm lượt các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ làm công tác thực tiễn; đã nêu ra rất nhiều ý kiến trách nhiệm, tâm huyết, có cơ sở lý luận, căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Chủ tịch nước cho biết, nhiều cơ quan như Quốc hội, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Tư pháp, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam… đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm để tập hợp các ý kiến xây dựng các chuyên đề.
Đặc biệt, các thành viên Tổ Biên tập, các chuyên gia, nhà khoa học đã làm việc tích cực, trách nhiệm, trao đổi, thảo luận dân chủ; tổng hợp một khối lượng tài liệu rất lớn từ 27 chuyên đề, 03 tập kỷ yếu hội thảo quốc gia; huy động tối đa kiến thức, kinh nghiệm vào việc soạn thảo, biên tập để có được dự thảo Đề án lần thứ nhất, trình Phiên họp của Ban Chỉ đạo lần này.
Theo đó, bố cục chính của Đề án cơ bản phù hợp với Đề cương sơ bộ do Ban Chỉ đạo đã thông qua tại Phiên họp thứ nhất, trong đó có sự cần thiết, mục đích, nhiệm vụ của Đề án và quá trình xây dựng Đề án; những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; đánh giá tổng quát thực trạng, quan điểm, mục tiêu, đột phá, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; tổ chức thực hiện và kiến nghị giải pháp.
Song song với việc rà soát các nội dung nhiệm vụ, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức 03 hội nghị vùng để lắng nghe ý kiến của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương. Các ý kiến này cùng các ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia pháp lý là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án.
Nhấn mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền có ý nghĩa rất quan trọng, giúp đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và đóng góp xây dựng Đề án, Chủ tịch nước đề nghị Ban Nội chính Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương cần đẩy mạnh công tác này trong thời gian tiếp theo.
Chủ tịch nước nêu rõ: Ban Chỉ đạo thống nhất đánh giá, Dự thảo lần thứ nhất của Đề án được xây dựng cơ bản dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; bám sát các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; các nguyên tắc, đặc trưng, mục tiêu, quan điểm của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được nêu trong Cương lĩnh 2011, Hiến pháp 2013, các Nghị quyết của Trung ương, nhất là các Nghị quyết số 48, số 49 của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Qua đó, thể hiện được tầm nhìn chiến lược trong phát triển đất nước theo định hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh; tiếp tục khẳng định bảo vệ quyền con người, quyền công dân và phát huy dân chủ.
Theo VOV.vn
Tin mới
Unilever đồng hành cùng người dân miền Bắc khắc phục hậu quả của bão số 3
Unilever thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Viện Pasteur TP. HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) địa phương hỗ trợ hơn 100.000 sản phẩm chăm sóc cá nhân, tổng trị giá hơn 8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ cộng đồng miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi.
Việt Nam có vị trí thứ 71/193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc về chuyển đổi số
Chủ đề của Báo cáo năm nay là "Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền vững để nhấn mạnh vai trò ngày càng quan trọng của chuyển đổi số, chính phủ số để các quốc gia trên thế giới đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.
Tiền Giang xử phạt 1 doanh nghiệp không đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang đã xử phạt đối với 1 doanh nghiệp vi phạm tại huyện Cái Bè do không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Khai mạc Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc
Từ ngày 18- 22/9, Hải Dương tổ chức Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2024.
Cần Thơ hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Xây dựng An Hưng
Cục Thuế TP. Cần Thơ đã gửi thông báo số 4173/TBXC-CTCTH đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH Xây dựng An Hưng.
Quảng Ninh sẽ xem xét hỗ trợ 100% học phí cho học sinh năm học 2024 - 2025
Tại Kỳ họp thứ 21 - kỳ họp chuyên đề của HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV, sẽ thảo luận xem xét về chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên GDTX trên địa bàn tỉnh năm học 2024-2025 bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9