Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng OCOP gắn với du lịch để nâng cao giá trị kinh tế

Với lợi thế trên 1.000 HTX, hơn 100 mô hình nông nghiệp công nghệ cao, Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng OCOP gắn với du lịch để nâng cao giá trị kinh tế và đánh thức tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Hà Nội là địa bàn tập trung nguồn tài nguyên du lịch của vùng Bắc Bộ, với 1.205 lễ hội, 1.350 làng nghề và làng có nghề, nhiều di tích và lễ hội được UNESCO công nhận. Bên cạnh đó, Hà Nội còn đang có trên 1.000 HTX, hơn 100 mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đây chính là tiềm năng thúc đẩy du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố.

Để tận dụng được những tiềm năng, thế mạnh này, Hà Nội đang đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm OCOP thông qua các HTX và lấy đó là điểm tựa để phát triển du lịch.

Chẳng hạn như HTX rau hữu cơ Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) đang chú trọng phát triển các loại rau màu theo hướng hữu cơ. Sản phẩm: Rau cải chíp, bí xanh, su hào, cà tím dài, cải canh, cà chua… của HTX với lợi thế về chất lượng nên đã nhanh chóng được công nhận “OCOP 4 sao”, đáp ứng tiêu chí vùng trồng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hệ thống vườn rau hữu cơ không chỉ giúp HTX Thanh Xuân cung cấp mỗi tháng ra thị trường 20-25 tấn sản phẩm, doanh thu đạt 450-500 triệu đồng/tháng mà còn là địa điểm chuyên ngành kết hợp giáo dục, du lịch trải nghiệm lý tưởng.

Tuy lượng khách đến phụ thuộc theo mùa và chủ yếu vào mùa hè và mùa đông nhưng cũng giúp HTX thu hút khoảng từ 35 - 50 đoàn tham quan, trải nghiệm/năm. Khách của HTX chủ yếu là học sinh các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận. Nhờ đó mà tổng doanh thu của HTX đạt hàng tỷ đồng/năm.

Khách tham quan làng gốm Bát Tràng
Khách tham quan làng gốm Bát Tràng

Hay mô hình du lịch nông thôn mới tại làng nghề Bát Tràng, trong đó lấy sản phẩm OCOP của các HTX như HTX sản xuất- thương mại - dịch vụ du lịch làng cổ Bát Tràng hay HTX sản xuất kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (Gia Lâm) là trung tâm để thu hút khách du lịch. Điều này giúp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP tại địa phương, nhất là các vùng ngoại thành.

Việc các sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP là hướng đi đúng để giúp các HTX tận dụng tiềm năng thế mạnh. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế, văn hóa khu vực nông thôn Hà Nội. Khi sản phẩm du lịch được công nhận là sản phẩm OCOP sẽ được nhiều du khách biết đến, giá trị các mặt hàng cũng được nâng cao.

Để tận dụng thế mạnh này, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ các HTX, những điểm đến có điều kiện và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và các sản phẩm du lịch làng nghề truyền thống.

Đi cùng với đó, thành phố sẽ xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch nông thôn, làng nghề. Hà Nội cũng chú trọng hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp xúc tiến quảng bá, bảo tồn giá trị văn hóa; hỗ trợ đào tạo cho người dân, HTX làm du lịch... Qua đó tạo điều kiện để du lịch nông thôn phát triển và có thêm nhiều sản phẩm OCOP của thành phố.

Với những kế hoạch này, hy vọng trong giai đoạn 2022-2025, thành phố sẽ đạt được mục tiêu mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn triển khai từ 1- 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch, "ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ
Tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Lạng Sơn

Chiều 11/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và đoàn công tác đã kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt do hoàn lưu của bão số 3 gây ra tại tỉnh Lạng Sơn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai
Lào Cai: Huyện Bắc Hà nỗ lực khắc phục hậu quả sau thiên tai

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, mưa to kéo dài kết hợp lũ trên thượng nguồn đổ về gây lũ lớn, chia cắt cục bộ nhiều cụm dân cư trên địa bàn huyện Bắc Hà, làm hư hại 1.405 nhà, 208 chuồng trại, 646 ha lúa và hoa màu cùng nhiều công trình giao thông, trường học, y tế…, ước thiệt hại hơn 35 tỷ đồng...

Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi
Hoa Kỳ công bố hỗ trợ 1 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp sau bão Yagi

Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), sẽ cung cấp 1 triệu USD viện trợ nhân đạo khẩn cấp để hỗ trợ Việt Nam khắc phục những thiệt hại thảm khốc do bão Yagi gây ra.

Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam
Thái Nguyên: Tiếp nhận 80.000 viên khử khuẩn từ Unicef Việt Nam

Nhằm hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh lây truyền qua nguồn nước, hoặc từ động vật, sau bão số 3, Sở Y tế Thái Nguyên đã có công văn đề nghị hỗ trợ từ nhiều đơn vị, tổ chức...

Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ
Nam Định: Bộ đội sát cánh cùng nhân dân khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ

“Chấp hành chỉ đạo của lãnh đạo Quân khu 3 và Bộ CHQS tỉnh Nam Định, thời điểm trước, trong và sau khi cơn bão số 3 đổ bộ, đơn vị đã quán triệt duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực chiến, trực ban, trực cứu hộ, cứu nạn 24/24” – đó là chia sẻ của Trung tá Trần Đình Thắng, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Ý Yên về công tác hỗ trợ chính quyền địa phương và nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ.