Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đại biểu Quốc hội đề nghị củng cố lực lượng an ninh cơ sở

Sáng 24/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (BVANTT) ở cơ sở.

Qua thảo luận, các đại biểu đều nhất trí cần thiết phải xây dựng dự án luật nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về ANTT tại địa bàn cơ sở; xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, có hiệu lực pháp lý cao quy định về nhiệm vụ, hoạt động, xây dựng lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động của các lực lượng tham gia BVANTT ở cơ sở.

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Đoàn Quảng Ninh) bày tỏ đồng tình với việc cần thiết có sự tham gia của lực lượng an ninh cơ sở trong bảo vệ an ninh, đặc biệt là trước tình hình phức tạp của an ninh trật tự hiện nay, rất cần kiện toàn củng cố lại lực lượng an ninh cơ sở, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan, đoàn Quảng Ninh
ĐBQH Đỗ Thị Lan, Đoàn Quảng Ninh

Theo đại biểu đoàn Quảng Ninh, lực lượng này cần sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp xã, còn nếu giao công an xã chỉ đạo thì khó hiệu quả.

Vị nữ đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, về huy động lực lượng tham gia bảo vệ an ninh cơ sở, dự thảo luật quy định trường hợp cần thiết, hoặc xảy ra tình hình an ninh phức tạp trên địa bàn, thì UBND cấp xã huy động các lực lượng tham gia, công an xã chỉ huy, nhưng quy định này chưa bao quát hết các trường hợp vi phạm trật tự an ninh cơ sở và biện pháp giải quyết.

Nêu vụ tấn công 2 trụ sở của UBND xã tại Đắk Lắk và một số vụ việc mất an ninh khác xảy ra tại nhiều nơi, đại biểu Đỗ Thị Lan cho rằng, các vụ việc có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và tính mạng người dân, cần có các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp. "Với các trường hợp phức tạp như vậy, cần huy động các lực lượng đủ mạnh, sự tham gia của quần chúng nhân dân và báo cáo kịp thời cấp trên. Đặc biệt, bổ sung vào trong luật quy định với các trường hợp cụ thể có tính chất phức tạp về an ninh trật tự, mối quan hệ trách nhiệm huy động và biện pháp giải quyết" - Đại biểu Đỗ Thị Lan nói.

Phát biểu thảo luận, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Quảng Bình) nhận định tình hình an ninh trật tự phức tạp, tội phạm ngày càng tinh vi. Đặc biệt, vụ việc vừa qua tại Đắk Lắk gióng lên hồi chuông cảnh báo cho công tác an ninh trật tự cơ sở hiện nay.

ĐBQH Nguyễn Minh Tâm, đoàn Quảng Bình
ĐBQH Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Quảng Bình

Theo đại biểu Nguyễn Minh Tâm, dự thảo luật quy định giao cho địa phương quyết định số lượng tổ an ninh trật tự cũng như thành viên, song điều này có thể gây ra sự thiếu thống nhất giữa các địa bàn và làm tăng ngân sách. Đề nghị trong dự thảo luật cần quy định tiêu chí, số lượng tối đa của lực lượng an ninh trật tự để thống nhất trên toàn quốc, chú trọng các địa bàn biên giới, vùng sâu vùng xa, hải đảo.

Ngoài ra, đại biểu Nguyễn Minh Tâm cũng cho rằng, việc thẩm tra hồ sơ nên giao cho công an cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc xã thực hiện. Tiêu chuẩn lựa chọn lực lượng đủ 18 tuổi trở lên, nhưng cần bổ sung thêm độ tuổi tối đa. Đề nghị làm rõ tư cách nghĩa vụ của lực lượng này, tránh lạm quyền, đồng thời quy định rõ trách nhiệm khi họ vi phạm thì ai chịu trách nhiệm.

Đại biểu Phạm Đình Thanh (Đoàn Kon Tum) cũng cho rằng, việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trong tình hình hiện nay là rất cần thiết, đây là lực lượng nòng cốt trong xây dựng an ninh ở cơ sở, tham gia hỗ trợ lực lượng công an thực hiện nhiệm vụ. Lực lượng này góp phần quan trọng để giữ vững an ninh, trật tự, đảm bảo an toàn xã hội ngay từ cơ sở.

“Tôi thấy quá trình nghiên cứu, xây dựng dự thảo luật, cơ quan soạn thảo đã tiến hành bài bản, công phu, các vấn đề còn ý kiến khác nhau đã được Chính phủ giải trình rất rõ, đầy đủ”, đại biểu Đoàn Kon Tum nêu.

Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, dự án luật đã bám sát và cụ thể hóa các quan điểm chủ trương của Đảng về tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý xây dựng củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Bộ trưởng Bộ Công an làm rõ ý kiến đại biểu
Bộ trưởng Bộ Công an làm rõ ý kiến đại biểu

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết, đa số các ý kiến nhất trí với phạm vi điều chỉnh, một số ý kiến đề nghị mở rộng phạm vi điều chỉnh nhằm bao quát tất cả các lực lượng quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.

Về vị trí, chức năng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, đa số các ý kiến nhất trí các quy định của dự thảo luật. Bên cạnh đó, một số ý kiến đề nghị làm rõ hơn địa vị pháp lý, chức năng, vai trò, vị trí của lực lượng này trong tham gia hỗ trợ, phối hợp, về tiêu chuẩn, trình độ, học vấn, độ tuổi… của lực lượng tham gia.

PV (Th)

Bài liên quan

Tin mới

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn
Hiệu quả trong công tác phối hợp giữa Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn

Ngày 19/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn phối hợp tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai lực lượng, giai đoạn 2019 - 2024.

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 20/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 20/9 của các công ty chứng khoán.

Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024
Dừng tổ chức một số nội dung tại Lễ hội Lam Kinh năm 2024

Do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều địa phương khu vực miền núi phía Bắc và khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đang có mưa to, ngập lụt, sạt lở. Nhằm ưu tiên nguồn lực tập trung cho công tác khắc phục hậu quả sau bão, lũ, tỉnh Thanh Hóa sẽ dừng tổ chức một số nội dung của Lễ hội Lam Kinh năm 2024.

Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu
Thanh Hóa xử lý sạt lở bờ hữu sông Chu

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương xử lý chống sạt lở bờ hữu sông Chu tại thị trấn Lam Sơn và sụt lún mái đê tại xã Thọ Lập.

Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương
Việt Nam sẽ có những thông điệp lớn, ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương

Từ ngày 22-24/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Phiên họp cấp cao Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, Khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ.