Đà Nẵng: Xây dựng thành phố thông minh là dự án động lực
Ngày 23/10, UBND TP. Đà Nẵng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Thành phố thông minh (TPTM) 2019 - Smart City Summit 2019 với chủ đề “Xây dựng thành phố thông minh hơn, an toàn hơn bằng các giải pháp số”.
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ phát biểu khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Thành phố thông minh 2019
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ cho biết, việc triển khai xây dựng TPTM là xu hướng chung của thế giới, cũng là yêu cầu phát triển của Đà Nẵng. Từ năm 2014, thành phố đã đưa vào sử dụng Hệ thống thông tin Chính quyền điện tử, tạo nền tảng để triển khai xây dựng TPTM.
Cũng trong năm 2014, Đà Nẵng ban hành Đề án “Xây dựng thành phố thông minh hơn”, triển khai thí điểm một số ứng dụng thông minh trong lĩnh vực giao thông, môi trường, kiểm soát nguồn cấp nước, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, giáo dục, y tế, chia sẻ dữ liệu...
Từ cuối năm 2018, Đà Nẵng ban hành Kiến trúc tổng thể TPTM và phê duyệt Đề án “Xây dựng TPTM tại Đà Nẵng giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030”. Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ khẳng định, Đà Nẵng xác định việc xây dựng TPTM không chỉ là công nghệ hoá việc quản lý, điều hành mà còn là dự án động lực trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Huỳnh Đức Thơ cho biết, để xây dựng TPTM, Đà Nẵng đã vạch ra mục tiêu, lộ trình, các công nghệ áp dụng cùng 53 chương trình, dự án trọng điểm với kinh phí 2.200 tỷ đồng. Thành phố đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn có uy tín như VNPT, FPT, Viettel, VietinBank, SeaBank, Công ty BRG. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tiếp cận công nghệ, tư vấn từ các chuyên gia; giải pháp của các doanh nghiệp và địa phương. Đồng thời, ban hành các cơ chế, chính sách về đầu tư, bố trí tài chính trong quá trình triển khai.
Phát biểu tại hội nghị, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch VINASA khẳng định TPTM là phương thức cơ bản, nhanh nhất và bền vững nhất để phát triển kinh tế trong kỷ nguyên số, đem lại sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia hùng cường, phồn vinh. Ông Bình nhấn mạnh, điều kiện tiên quyết để xây dựng TPTM là một hạ tầng dữ liệu đầy đủ, chính xác, được cập nhật theo thời gian thực. “Hiện công nghệ dữ liệu đang phát triển vượt trội, chưa từng có tiền lệ. Nội hàm quan trọng nhất của cuộc cách mạng 4.0 là làm thế nào để sử dụng dữ liệu hiệu quả” - ông Bình nói.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Phan Tâm đánh giá cao tầm nhìn và quyết tâm của lãnh đạo Đà Nẵng cùng sự đồng lòng của người dân thành phố. Theo Thứ trưởng, Đà Nẵng là địa phương phê duyệt Đề án xây dựng TPTM sớm nhất trong cả nước. Đây là một hành động đáng khích lệ, cần được học tập.
Quang cảnh hội nghị
Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị, trong quá trình triển khai TPTM, các tỉnh, thành phố cần lưu ý 6 điểm: sự quản lý và điều hành tập trung; dùng chung cơ sở hạ tầng; xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung và mở; gắn kết TPTM với chính quyền điện tử; xây dựng TPTM phải lấy người dân làm trung tâm; quan tâm đến vai trò đầu mối, quản lý, giám sát của các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương. Thứ trưởng cam kết Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phối hợp chặt chẽ, đồng hành với các tỉnh, thành phố để nghiên cứu và triển khai các giải pháp hiệu quả nhất trong phát triển TPTM và bền vững.
Tại hội nghị, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, tổ chức trong và ngoài nước sẽ thảo luận về mô hình, cách thức để xây dựng TPTM, tập trung vào mô hình hợp tác công tư (PPP). Ngoài ra, hội nghị còn có những phiên hội thảo chuyên đề về dữ liệu, hạ tầng công nghệ, tài chính số, các ứng dụng TPTM… Song song với đó là triển lãm giới thiệu sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp và tổ chức.
Hoàng Gia Bảo
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước thị sát việc gia cố đê, tặng quà người dân vùng lũ Tuyên Quang
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trực tiếp đi thị sát kiểm tra công tác phòng chống lụt bão, việc đắp đê, bờ bao, gia cố tại tuyến đê, thăm hỏi, động viên các lực lượng tham gia hộ đê tại khu vực tuyến đê sông Lô trên địa bàn huyện Sơn Dương.
"Không để xảy ra tiêu cực trong công tác cứu trợ lụt bão"
Đó là khẳng định của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi thăm, tặng quà cho người dân tỉnh Thái Nguyên.
Hải Dương: Trưởng Công an xã kịp thời cứu một bé trai 4 tuổi bị đuối nước
Trong lúc đi kiểm tra đê, Thiếu tá Trần Hải Đường, Trưởng Công an xã Tam Kỳ đã phát hiện cháu bé đang bị đuối nước tại đầm Nái và đã giải cứu kịp thời.
Công điện về đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các công trình hồ chứa thủy điện, đê điều
Công điện gửi các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Ninh Bình; Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Đồng Nai: Tăng cường xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến tín dụng đen
Thông tin UBND tỉnh Đồng Nai, hoạt động tín dụng đen trên địa bàn vẫn còn nhiều tiềm ẩn phức tạp, các loại tội phạm đang "núp bóng" dưới mác doanh nghiệp, sử dụng công nghệ cao nhằm thực hiện các hoạt động thanh toán, chi hộ, thu hộ, rửa tiền. Thậm chí, có người nước ngoài chỉ đạo, điều hành...
Thủ tướng tới hiện trường vụ sạt lở làm gần 100 người thiệt mạng và mất tích tại Lào Cai
Điểm đầu tiên Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, đã khiến gần 100 người tử vong và mất tích.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào