DA KDLST Thăng Long (Chương Mỹ, Hà Nội): Gần 15 năm vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt”?
Đã gần 15 năm, kể từ ngày chủ đầu tư được giao đất, nhưng Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long vẫn đang trong tình trạng “đắp chiếu”, chỉ đầu tư nhỏ giọt để “giữ đất”, không hoàn thành đúng tiến độ đưa vào hoạt động khai thác, sử dụng đất sai mục đích, gây lãng phí tài nguyên, vi phạm luật pháp về đất đai, xây dựng.
Người dân đã kiến nghị nhiều lần tới các cấp về thực trạng, phương án xử lý/thu hồi theo quy định, nhưng đến nay, dự án vẫn “án binh bất động” - “vượt qua" nhiều đợt rà soát, xử lý dự án “treo” của các cấp, ngành thành phố, gây bất bình trong dư luận.
Chỉ để nuôi gà và thả cá?
Ngày 12/11/2003, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành QĐ số 2367/QĐ-UB về việc thu hồi 162.139 m2 đất (chủ yếu là đất cấy lúa 2 vụ) của 3 thôn (Xóm Đông, Thanh Trì và Quyết Hạ) tại, xã Đông Sơn huyện Chương Mỹ, giao Công ty CP XNK và XD Thăng Long (nay là Công ty CP Tập đoàn Đông Đô) thuê 143.686 m2, xây dựng Khu du lịch sinh thái Thăng Long.
Người dân địa phương bức xúc: Những tưởng, sau khi giao đất cho doanh nghiệp, cùng cam kết sau 3 năm sẽ đưa dự án vào vận hành khai thác của chủ đầu tư, dự án sẽ là điểm đến hấp dẫn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Chương Mỹ và các vùng lân cận.
Nhưng không! Sau khi được giao mốc giới, giải phóng và bàn giao đầy đủ mặt bằng, chủ đầu tư đã không thực hiện đúng các cam kết về tiến độ trong triển khai xây dựng dự án. Nếu đúng theo kế hoạch, dự án phải được hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng từ năm 2007. Nhưng đến nay, đã gần 15 năm trôi qua kể từ khi “lấy” đất của dân, hiện trạng dự án bây giờ vẫn chỉ là nơi... nuôi gà và thả cá (?!).
Ông Nguyễn Văn Tước, nguyên Trưởng thôn Quyết Hạ, người hiện được thuê trông coi dự án cho biết: Tôi trông coi, bảo vệ khu đất dự án này cho chủ đầu tư đã được khoảng 10 năm, vừa làm công ăn lương (bảo vệ), vừa kết hợp nhận thầu nuôi thả cá. Trước đây, tôi chỉ nhận thầu 1 hồ trong đất dự án, nhưng 2 năm trở lại đây, tôi nhận thầu toàn bộ ao hồ trong khu vực. Dưới hồ thì nuôi cá, còn trên đất, tôi tận dụng “tăng gia” thêm gà đồi, ngựa, bò… để tận thu.
Khi được hỏi về tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư những năm qua, ông Tước khẳng định: Việc thực hiện dự án - đúng là không như cam kết với người dân và chính quyền địa phương lúc đầu. Đến nay, mới chỉ thi công được nhà điều hành, “dựng khung” được mấy căn biệt thự và 01 nhà hội thảo, kè hồ ao… Năm 2013, do có nhiều người lạ vào câu cá trộm nên hoàn thiện thêm được hệ thống tường bao xung quanh dự án, vừa để chống trộm, vừa để giữ đất.
Sử dụng đất sai quy hoạch, sai mục đích?
Không chỉ dừng ở đó, Công ty CP Tập đoàn Đông Đô (Công ty Đông Đô) còn “ngang nhiên” sử dụng đất dự án sai mục đích để kết hợp đầu tư xây dựng cây xăng và từng làm trạm trộn bê tông Asphalt, gây ô nhiễm môi trường khu vực, bức xúc trong nhân dân.
Cây xăng “mọc” trên đất dự án
Ông Nguyễn Vũ Khánh, Bí thư Chi bộ thôn Xóm Đông cho biết, cây xăng trên là phần đất của Dự án sinh thái Thăng Long, được xây dựng từ những năm đầu ngay sau khi doanh nghiệp nhận đất, hoạt động đã hơn 10 năm, nhưng nay đã đổi sang chủ mới (đang do thương nhân phân phối xăng dầu - DNTN Hoàng Long vận hành khai thác – PV).
Dự án đã lấy đi rất nhiều đất sản xuất nông nghiệp của hàng trăm gia đình tại 3 thôn trong xã, có những hộ dân gần như mất tất cả diện tích đất trồng lúa từ khi có dự án này. Mất đất nông nghiệp, nhưng lại không được giao đất dịch vụ, chỉ nhận về được khoản tiền bồi thường đất, hỗ trợ giải phóng mặt bẳng ít ỏi (18.000.000 đồng/sào) nên đã gây nhiều khó khăn về kinh tế, mưu sinh cho nhiều hộ dân trong khu vực.
Trò chuyện với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Đông Sơn, ông Trịnh Xuân Bền khẳng định: Người dân đã nhiều lần có ý kiến tới các cấp, ngành về tiến độ thi công và những bất cập xung quanh công tác quản lý, đầu tư Dự án Khu sinh thái Thăng Long tại nhiều hội nghị tiếp xúc cử tri các cấp, thậm chí kiến nghị tới cả Đoàn đại biểu Quốc hội của thành phố khi về tiếp xúc cử tri tại địa phương. Nhưng đến nay, chưa có bất kể văn bản, câu trả lời cụ thể nào từ các cơ quan có thẩm quyền liên quan về thực trạng và phương án xử lý?
Chúng tôi được biết, Công ty Đông Đô còn đang nợ cả tiền thuê đất từ nhiều năm qua. Do đó, kể từ khi giao đất cho doanh nghiệp, xã Đông Sơn cũng chưa nhận bất kể khoản tài chính nào được điều tiết về địa phương trích từ tiền sử dụng đất theo quy định tại dự án này.
Theo tìm hiểu của PV, năm 2011, Dự án Khu sinh thái Thăng Long đã bị UBND TP. Hà Nội “điểm mặt” tại văn bản yêu cầu xử lý, khắc phục các dự án chậm triển khai trên địa bàn thành phố. Theo đó, dự án này thuộc diện chậm triển khai 24 tháng trở lên so với tiến độ ghi trong dự án, nhưng vẫn được thành phố cho tiếp tục triển khai. Sau thời gian cam kết, nếu không hoàn thành đúng tiến độ, thành phố sẽ thu hồi dự án.
Tuy nhiên, đến nay, dù nhiều sai phạm trong đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất, nhưng dự án vẫn “sừng sững” tồn tại theo kiểu “chơ gan cùng tuế nguyệt” - khiến người dân bức xúc và xót xa.
Dư luận băn khoăn: Phải chăng, việc “vẽ” nên dự án này chỉ nhằm mục đích “găm giữ” đất của chủ đầu tư? Đằng sau các sai phạm trong sử dụng đất sai mục đích, sai quy hoạch của Công ty Đông Đô, liệu rằng ở đây có sự “tiếp tay”, “chống lưng” trong quản lý đất đai, đầu tư xây dựng?
TH&CL sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Dương Tú
Tin mới
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 phải di dời bệnh nhân do bị ngập
Bệnh viện Đa khoa Hòe Nhai cơ sở 2 (phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, quận Ba Đình) bị ngập. Sở Y tế Hà Nội đã huy động Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thận Hà Nội hỗ trợ tiếp nhận bệnh nhân của bệnh viện này.
14 xe “0” đồng xuất phát trong đêm hướng về vùng lũ lụt
Với tinh thần "tương thân tương ái", nhiều người dân, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng các nhà xe trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, đồng lòng hỗ trợ nhu yếu phẩm, trang thiết bị cần thiết và tổ chức các chuyến xe “0” đồng đưa hàng cứu trợ về vùng bão lũ...
Chủ dự án Stella Mega City có nợ phải trả hơn 15.400 tỷ đồng
Nửa đầu năm 2024, Kita Invest báo lãi sau thuế tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ, song nợ phải trả cũng tăng mạnh lên 15.436 tỷ đồng.
Thành lập 4 sở chỉ huy nhằm ứng phó lũ tại huyện Xuân Trường, Nam Định
UBND huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định số 4236/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Chỉ huy tiền phương các tuyến đê trên địa bàn, nhằm ứng phó lũ.
Chứng khoán phiên sáng 12/9: Nỗ lực hồi phục
Lực mua đang có phần chiếm ưu thế sau khi thị trường đã liên tiếp ba phiên giảm trước đó, nhưng sự dè dặt vẫn đang chiếm lĩnh tâm lý nhà đầu tư khiến các chỉ số chưa thể có thêm động lực để tăng tốc.
Giá lúa gạo hôm nay 12/9: Giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (12/9) tại thị trường trong nước biến động trái chiều với mặt hàng lúa, giá gạo giảm từ 50 - 200 đồng/kg. Thị trường giao dịch chậm.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào