Cục Quản lý thị trường Nam Định quyết liệt chống buôn lậu, hàng giả
Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt từ cấp trên, trong tháng 2, Cục Quản lý thị trường Nam Định đã triển khai thực hiện tốt các kế hoạch công tác, nhiệm vụ trọng tâm, đạt kết quả tích cực - góp phần vào việc ổn định tình hình thị trường, từng bước ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm
Báo cáo của Cục Quản lý thị trường Nam Định cho biết:
Trong tháng 2, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không xảy ra tình hình phức tạp về buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng cấm, không có tình trạng đầu cơ tích trữ, tăng giá hàng hóa bất hợp lý.
Tháng 2 là thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn, do vậy khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng, giá một số mặt hàng như xăng dầu, giá vàng vẫn giữ giá cao. Trên thị trường, hàng hóa dồi dào, phong phú, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, giá cả chưa có nhiều biến động, khối lượng hàng hoá cung ứng đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh Nam Định, trong tháng 2, Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tập trung triển khai quyết liệt Kế hoạch 597/KH-CQLTT ngày 14/11/2023 về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đặc biệt, Cục tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng có nhu cầu tăng cao như gas, xăng dầu, mặt hàng đường, mặt hàng lương thực thực phẩm, rượu, bia, thuốc lá; dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, vải sợi, quần áo…
Các hành vi vi phạm pháp luật đã được Cục phát hiện, xử lý gồm: Không thực hiện niêm yết giá hàng hoá, buôn bán hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hoá, không đăng ký kinh doanh, không đảm bảo các điều kiện đối với các hàng hoá và dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
Trong tháng 2, lãnh đạo Cục tích cực chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các nhân để thu thập thông tin về đối tượng có hành vi kinh doanh trái pháp luật, để áp dụng biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh xử lý có hiệu quả với các đối tượng vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, nhất là trong môi trường thương mại điện tử.
Cục tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 597/KH-CQLTT ngày 14/11/2023 về việc cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 và Kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn năm 2024, ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-CQLTT ngày 23/1/2024 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định.
Căn cứ Văn bản số 264/TCQLTT-CNV ngày 7/2/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, Cục ban hành Công văn số 72/QLTTNĐ-NVTH ngày 7/2/2024 về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Cục ban hành Công văn số 66/QLTTNĐ-NVTH ngày 5/2/2024 về viêc xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về hành vi kinh doanh sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu GILLETTE.
Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường tỉnh thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, các cơ quan có liên quan để khai thác trao đổi thông tin, phối hợp để xác định các đối tượng buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại từ đó xây dựng các phương án kiểm tra và xử lý đạt hiệu quả cao.
Kết quả, trong tháng 2, Cục Quản lý thị trường Nam Định kiểm tra 49 lượt, xử lý 42 vụ (48 hành vi); xử phạt vi phạm hành chính 302,15 triệu đồng; trị giá hàng hóa tịch thu, tiêu hủy 311,269 triệu đồng. Trong đó, đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Cục kiểm tra 9 lượt, xử lý 5 vụ, phạt hành chính 9 triệu đồng, trị giá hàng hoá tịch thu là 16,8 triệu đồng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm
Phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nam Định, Trần Trung Thành nhấn mạnh:
Với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường Nam Định đã làm tốt chức năng nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban về việc tổng hợp, báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tháng 2, đảm bảo chất lượng, thời gian, đúng tiến độ.
Tập thể cán bộ, công chức, người lao động luôn đoàn kết, chấp hành tốt mọi quy định của nhà nước cũng như cấp trên trong quá trình thực thi nhiệm vụ, luôn tìm tòi, nghiên cứu, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, không có cán bộ, công chức vi phạm pháp luật Nhà nước hoặc nội quy, quy chế của cơ quan.
Trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Nam Định tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm:
Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 597/KH-QLTTNĐ ngày 14/11/2023 về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2023; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024;
Triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024 kèm theo Quyết định số 706/QĐ-CQLTT ngày 25/12/2023 của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Nam Định; Kế hoạch đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn năm 2024, ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-CQLTT ngày 23/1/2024 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định; Công văn số 709/QLTTNĐ-NVTH ngày 27/12/2023 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm phục vụ Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa lễ hội Xuân 2024 và các văn bản đã triển khai chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Nam Định;
Thực hiện Quyết định số 99/QĐ-TCQLTT ngày 12/1/2024 của Tổng cục Quản lý thị trường về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận thanh tra số 1061/KL-TTCP ngày 13/11/2023 của Tổng Thanh tra Chính phủ việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu;
Tiếp tục triển khai thực hiện việc xác minh, kiểm tra, xử lý vi phạm về hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đang được bảo hộ theo văn bản số 202/IPT-XM.2023 ngày 22/9/2023 của Công ty TNHH Tư vấn sở hữu trí tuệ IPT về việc đề nghị hỗ trợ xác minh, kiểm tra và xử lý hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu;
Tăng cường kiểm tra đột xuất, nhằm ngăn chặn các hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả và gian lận thương mại, hàng nhập lậu; Không để xảy ra tình trạng công khai kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không có nguồn gốc, xuất xứ trên địa bàn; chú trọng chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn bán, kinh doanh hàng lậu trên khâu lưu thông, kết hợp với công tác quản lý địa bàn có hiệu quả;
Cục đẩy mạnh công tác truyền thông, đăng tin bài viết trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý thị trường tỉnh;
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện hoạt động công vụ đối với các cán bộ, công chức Đội quản lý thị trường; xử lý nghiêm cán bộ, công chức buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay hoặc làm ngơ cho các đối tượng vi phạm. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, đổi mới tư duy, xây dựng phương pháp, tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện đạo đức công vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Nguyễn Kiên
Tin mới
Tin vui: Trồng lúa theo mô hình thí điểm 1 triệu ha, nông dân thu lợi gần 50 triệu/ha
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch thực hiện các mô hình thí điểm triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Theo đó, 7 mô hình thí điểm đã được triển khai tại 5 tỉnh, gồm: Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Vùng lũ ở Bắc Giang khẩn trương khắc phục thiệt hại, đón học sinh trở lại trường
Mấy ngày qua, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lớn cùng với lũ từ thượng nguồn đổ về khiến nhiều khu vực của huyện Sơn Động, Lục Ngạn bị ngập sâu, thiệt hại nặng nề, khiến học sinh phải nghỉ học.
Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở cơ sở giáo dục tại Quảng Bình
Ngày 9/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Quảng Bình phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Bình đã tổ chức hội thảo với mục tiêu thúc đẩy việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở giáo dục.
Cầu Chương Dương (Hà Nội) cấm xe tải, xe khách có trọng lượng từ 0,5 tấn
Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở Giao thông vận tải Hà Nội thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế các phương tiện lưu thông trên Cầu Chương Dương (Hà Nội).
Giáo dục lịch sử để thế hệ trẻ hun đúc lòng yêu nước và có trách nhiệm trong xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước
Trong một thế giới đang thay đổi từng ngày, việc hiểu và trân trọng lịch sử trở nên vô cùng cấp thiết, nhất là với thế hệ trẻ. Làm thế nào để lịch sử không chỉ được ghi nhớ, mà còn sống động, truyền cảm hứng và dẫn dắt tư duy, hành động đúng cho thế hệ trẻ thì chúng ta cần phải có tư duy rất rõ ràng về giáo dục lịch sử.
THACO AGRI thu hút chuyên gia nước ngoài đến làm việc
Nhằm phát triển sản xuất trồng trọt và chăn nuôi mang tính tích hợp tuần hoàn, THACO AGRI tăng cường tuyển dụng các chuyên gia và kỹ sư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp đến làm việc tại Văn phòng điều hành (VPĐH) và các KLH Koun Mom, Snuol, HAGL AGRICO Lào.
Câu chuyện thương hiệu
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu
Vietsovpetro góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam