CPH DN thuộc Bộ Xây dựng: HUD muốn giữ lại 8 đơn vị trên 51%
Việc công ty mẹ giữ 51% vốn chủ sở hữu tại các công ty con của HUD, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là “rào cản” của các DN muốn phát triển, năng động và tự chủ. Đặc biệt, việc tổng HUD tái cơ cấu muốn giữ lại 8 công ty con, cũng là thông tin khiến dư luận và các DN đặc biệt quan tâm.
HUD thoái vốn sẽ giữ lại 8 đơn vị
Tổng công ty HUD bước đầu tái cơ cấu muốn giữ lại 8 đơn vị trên 51%
Mới đây, phát biểu tại buổi đại hội cổ đông của một công ty con trực thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD), ông Nghiêm Văn Bang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD cho biết: Về vấn đề CPH tổng HUD và tái cơ cấu các công ty con, chúng tôi cũng báo cáo bước đầu sẽ giữ lại 8 đơn vị của HUD trên 51% còn lại là thoái vốn hết.
Cụ thể, theo ông Nghiêm Văn Bang, đối với tổng công ty, hiện nay áp dụng theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 về Tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020, thì 4 đơn vị gồm: LILAMA, VICEM, Sông Đà, VIGLACERA và HUD là 4 đơn vị CPH cuối cùng của Bộ Xây dựng hiện nay đang trong quá trình phân định DN, trong đó ghi rõ, phương án CPH, nhà nước không chi phối.
Tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà với Phó Thủ tướng, Trưởng ban chỉ đạo nhà nước về CPH, đã nêu rõ, thống nhất tờ trình của Bộ Xây dựng để tái cơ cấu, thực hiện Quyết định 58 thì HUD, Vicem, Sông Đà là đơn vị CPH, nhà nước chi phối đến năm 2019.
Việc các công ty con của HUD có CPH được hay không, theo ông Nghiêm Văn Bang: Chúng tôi đang điều chỉnh lại lộ trình CPH, sau đó sẽ báo cáo Bộ Xây dựng, rồi Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng chấp thuận thì Bộ trưởng ra quyết định phê duyệt phương án CPH, trong đó có vấn đề tái cơ cấu các công ty con và chúng tôi cũng báo cáo bước đầu, sẽ giữ lại 8 đơn vị của HUD trên 51%, còn lại là thoái hết.
“Nhiều đơn vị muốn thoái vốn, nhưng không dễ. Cụ thể như HUD S, HUD 6, HUD 10 và một số đơn vị khác. Nhiều đơn vị muốn thoái, nhưng chủ trương của Bộ không cho thoái…”, ông Bang nhấn mạnh.
Cũng theo ông Bang, nhiều năm qua, lãnh đạo nhiều công ty con của HUD xin thoái vốn tái cơ cấu từ những năm 2013 – 2014, nhưng Bộ đã trả lời là… đang khó do 51% vốn chủ sở hữu với tỷ suất lợi nhuận đang “sốt” như thế này, vốn chủ trên vốn điều lệ lớn như thế này… nên càng khó.
Tìm hiểu của PV được biết, nhiều năm qua, rất nhiều công ty con của HUD mong muốn được thoái vốn chủ sở hữu, tuy nhiên đều chưa được tổng công ty mẹ chấp thuận.
Tại một số báo cáo cho thấy, việc công ty mẹ nắm giữ 51% cổ phiếu, đã và đang “kìm chân” DN phát triển, theo báo cáo quản trị của một số công ty con của HUD có nêu rõ: “Khi Nhà nước vẫn còn nắm giữ 51% tổng số cổ phần, thì một lượng cổ phiếu lớn không được giao dịch trên thị trường dẫn tới lượng giao dịch cổ phiếu trung bình/ngày vẫn còn rất thấp…; nhiều rào cản vẫn bị ràng buộc khi công ty mẹ vẫn nắm giữ 51% cổ phần.
Cần hoàn thiện đúng lộ trình thoái vốn
Chỉ đạo tại buổi làm việc với các bộ, ngành về phương án sắp xếp các DNNN, DN có vốn góp của Nhà nước, do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu giai đoạn 2016 – 2020, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Xây dựng hoàn thiện lộ trình thoái vốn và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại DN đầy đủ và đúng theo chủ trương của Chính phủ, nhằm tối đa hóa lợi ích của Nhà nước.
Tuy nhiên, đối với 10 tổng công ty - công ty cổ phần thì Bộ Xây dựng phải bán hết vốn nhà nước vào năm 2018; DN nào còn giữ 36% vốn thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với nhóm 5 tổng công ty thì chậm nhất năm 2019 phải thoái vốn dưới 51%.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, giai đoạn 2016 – 2020, sẽ tiếp tục thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu toàn diện đối với 16 DN, gồm 12 tổng công ty - công ty cổ phần và 4 tổng công ty - công ty TNHH MTV, mà trọng tâm là kết thúc CPH và tiếp tục thoái vốn theo lộ trình hợp lý. Các DN này, gồm: Tổng công ty DIC, Sông Hồng, Bạch Đằng, VIGLACERA, VIWASEEN, Xây dựng Hà Nội, LICOGI, LILAMA, CC1, FICO, VNCC, COMA, HUD, Sông Đà, IDICO và VICEM.
Trong đó, 12 DN đã được Bộ Xây dựng thực hiện CPH, 4 DN còn lại là Sông Đà, IDICO, HUD và VICEM mới được bổ sung theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 - 2020.
Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết, 16 DN thuộc Bộ nắm giữ khối tài sản rất lớn, diện tích đất đai rộng với hàng chục vạn lao động, song Bộ sẽ thực hiện nghiêm túc chủ trương CPH theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất sẽ giữ nguyên tỷ lệ vốn nhà nước như hiện tại ở Tổng công ty LICOGI và chuyển giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) từ quý I/2017.
Đối với nhóm 10 tổng công ty - công ty cổ phần cần thời gian hoàn tất công tác CPH, quyết toán vốn nhà nước sẽ thực hiện thoái vốn về mức 36% hoặc Nhà nước không nắm giữ và chuyển giao về SCIC hoặc cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước trong các năm 2018 - 2019; nhóm 5 tổng công ty là LILAMA, VICEM, Sông Đà, VIGLACERA, và HUD do nắm giữ khối tài sản lớn hay đã và đang tham gia xây dựng các công trình trọng yếu quốc gia, sẽ thoái bớt vốn để Nhà nước giữ chi phối 51% đến hết năm 2020, từ năm 2021, sẽ thoái tiếp theo quy định và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Theo thông tin từ Bộ xây dựng, tổng tài sản của Sông Đà khoảng 18.500 tỷ đồng, HUD gần 11.000 tỷ đồng, IDICO khoảng 10.000 tỷ đồng, VICEM khoảng 14.000 tỷ đồng…
Khánh Yên
Tin mới
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất sửa đổi, bổ sung luật về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) đề xuất sửa đổi, bổ sung một loạt một số luật. Trong đó, có các luật về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu.
Hải Phòng: Quyết định cho học sinh nghỉ học từ hôm nay do ngập lụt
Sở GD&ĐT TP. Hải Phòng đã quyết định cho học sinh toàn thành phố nghỉ học từ hôm nay (12/9) để đảm bảo an toàn trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, thiên tai
Sáng nay, khi Thủ tướng đến Yên Bái thì thời tiết đã tốt hơn, nước lũ đã rút, song bùn đất và rác thải vẫn ngổn ngang trên đường phố và nhà dân, công sở... Điểm đầu tiên Thủ tướng tới thị sát, động viên người dân và các lực lượng là tổ dân phố Bảo Thắng, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái.
Quảng Ninh bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm sau bão số 3
Quảng Ninh đã triển khai các giải pháp đồng bộ trong đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh sau bão...
Công ty TNHH Nova Lucky Palace bị xử phạt 92,5 triệu đồng
Không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, Công ty TNHH Nova Lucky Palace bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 92,5 triệu đồng
Ninh Thuận: Tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số nhằm phát triển thương hiệu
Trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2024, từ ngày 11 đến ngày 12/9/2024 tại Ninh Thuận, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức “Khóa tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh cho doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào