Công viên tại TP.HCM bị 'xẻ thịt' làm khu vui chơi, nhà hàng...?
Trên địa bàn TPHCM, hầu hết quận, huyện đều có 1-2 công viên. Tuy nhiên, các công viên này đang ngày càng bị thu hẹp vì bị “xẻ thịt”, biến đất công viên thành quán cà phê, nhà hàng, bãi giữ xe… gây bức xúc trong dư luận.
Những người sống lâu năm ở TP.HCM vẫn còn nhớ trước đây, ngoài cổng chính trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm của Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có một cổng lớn ở đường Nguyễn Thị Minh Khai. Sau này, vì nhiều lý do, cổng này ít hoạt động, rồi ngưng hẳn, chỉ còn cổng phụ ở gần Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu để khách ra vào gửi xe.
Sân khấu ca nhạc, quán cà phê và khu trung tâm thương mại ngầm được xây dựng ngay trên đất công viên 23/9
Hiện nay, cổng chào bị dỡ bỏ, phần lớn diện tích mặt tiền phía đường Nguyễn Thị Minh Khai đã bị cho thuê, trở thành khu kinh doanh trò chơi và dịch vụ ăn uống. Nếu đứng từ đường Nguyễn Thị Minh Khai nhìn vào Thảo Cầm Viên chỉ thấy toàn bộ mặt tiền phía này là bảng hiệu của hàng chục dịch vụ kinh doanh, từ các trò chơi giải trí, nhà hàng ăn uống, quán cà phê, gian hàng thời trang.
Trả lời báo giới về việc cho thuê mặt bằng Thảo Cầm Viên phía đường Nguyễn Thị Minh Khai, đại diện Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, do gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn chuyển từ cơ chế hoạt động bằng ngân sách sang cơ chế tự chủ tài chính, nên công ty đã cho thuê một phần mặt bằng để tạo thêm dịch vụ, vừa có nguồn thu để trang trải, cải tạo Thảo Cầm Viên nhằm thu hút khách tham quan.
“Tuy là công viên nhưng Thảo Cầm Viên không giống với các công viên công cộng khác. Đây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động với mục tiêu kinh doanh phải có lãi. Trong khi đó, mọi khoản chi từ chăm sóc, cải tạo khuôn viên, lương của cán bộ, công nhân viên, đặc biệt là tiền thức ăn cho thú và chăm sóc thú vô cùng tốn kém, nếu chỉ trông chờ vào tiền thu vé khách tham quan thì không đủ”, vị này nói.
Tuy nhiên, mới đây UBND TP.HCM đã có Công văn 465/UBND-ĐT chỉ đạo các đơn vị liên quan, trong đó có Công ty TNHH MTV Thảo Cầm viên Sài Gòn, yêu cầu sử dụng đúng công năng, mục đích phục vụ công cộng của công viên; không sử dụng diện tích đất của công viên để kinh doanh.
Tương tự trường hợp Thảo Cầm Viên Sài Gòn là Công viên Lê Thị Riêng (quận 10, TP.HCM) phần lớn được sử dụng cho thuê để làm nhà sách, quầy dịch vụ ăn uống. Đặc biệt là khu vui chơi giải trí Tuổi thần tiên của Công ty cổ phần Đầu tư giải trí Thỏ Trắng (công ty Thỏ Trắng), chiếm hơn 10.000 m2 phía mặt tiền đường Trường Sơn.
Một số người dân sống gần đây cho biết, phần đất này của công viên trước đây để trồng cây xanh, sau đó chuyển thành khu vui chơi có quy mô nhỏ để tạo sân chơi cho người dân và trẻ em. Tuy nhiên, đến nay đã bành trướng ra diện tích lớn với hàng chục trò chơi từ dân gian đến cảm giác mạnh. Ngay trong công viên, công ty Thỏ Trắng đã lấy hàng trăm mét vuông đất để xây dựng căn nhà 2 tầng làm văn phòng điều hành, khu y tế, bảo vệ…
Tại Công viên 23 tháng 9 (quận 1, TP.HCM), một phần đất bên trong được sử dụng làm bãi xe buýt, sân khấu ca nhạc, quán cà phê, trung tâm thương mại ngầm… Nổi bật nhất là sân khấu Sen Hồng, kế bên là quán cà phê GM ngay phía mặt tiền đường Nguyễn Thị Nghĩa, được khai thác triệt từ sáng sớm tới tối khuya.
Ngay sau sân khấu Sen Hồng là trung tâm thương mại dưới lòng đất cũng được tận dụng tối đa với nhiều nhà hàng ngoài trời phục vụ khách đến tận khuya. Ở khu B còn thường xuyên tổ chức các hội chợ ngoài trời... Với những hoạt động như vậy cho nên Công viên 23 tháng 9 thường xuyên biến thành chợ, không phải là nơi dành cho người dân đi dạo, tận hưởng không khí thoáng mát vốn có.
Những người dân sống gần Công viên Kỳ Hòa, quận 10 cho biết, bây giờ nhắc đến công viên này ít người biết, nhưng nhắc đến khu ăn nhậu Kỳ Hòa, thì ai cũng biết. Quả thật, hiện nay đi quanh khu đất trước đây là công viên Kỳ Hòa, cũng phải mất gần 20 phút mới xác định được bảng tên công viên ở đâu, bởi công viên này giờ toàn bảng hiệu nhà hàng, quán nhậu bao vây bốn phía.
Ngoài ra, địa chỉ của Công viên Kỳ Hòa là số 16 Lê Hồng Phong, nhưng đến đúng địa chỉ này lại bắt gặp một cổng chào ghi rõ "Trung tâm hội nghị tiệc cưới Queen Plaza Kỳ Hòa". Bên hông chỉ dẫn thông tin tên văn phòng, quán nhậu, cửa hàng, quán cà phê. Ði sâu vào trong, công viên Kỳ Hòa giờ chỉ còn một cụm với mấy chiếc ghế đá và con đường nội bộ hướng từ đường Lê Hồng Phong sang đường Sư Vạn Hạnh.
Được biết, mới đây UBND TP.HCM giao Sở GTVT chủ trì, phối hợp với Sở TN-MT và Sở Tài chính rà soát và đánh giá kỹ, chính xác tình trạng pháp lý của từng công trình, trụ sở, quán ăn, bãi giữ xe đang tồn tại ở Công viên 23-9, để đề xuất với lãnh đạo TP lộ trình di dời và phương án di dời phù hợp. Đối với các hoạt động đang gây mất an toàn, an ninh trật tự, mất vệ sinh, gây phản cảm hoặc hoạt động không phép thì phải báo cáo và đề xuất chấm dứt hoạt động ngay. Khu vực đang là mảng xanh tuyệt đối không được tổ chức kinh doanh, buôn bán làm xâm hại đến mảng xanh, phải tuyệt đối đảm bảo trật tự, vệ sinh cho nhân dân an tâm sinh hoạt cộng đồng tại công viên.
Bảo Ngọc T/h
Tin mới
Khai trương trung tâm thương mại AEON MALL Huế
Sáng ngày 21/9, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam (AEONMALL Việt Nam) chính thức tổ chức Lễ khai trương AEON MALL Huế, Trung tâm thương mại (TTTM) AEON MALL thứ 7 tại Việt Nam và đầu tiên tại miền Trung.
Tạm giữ hình sự đối tượng mua bán trái phép chất ma túy
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối tượng Phan Bá Trọng (SN 1983; trú tại phường Ngọc Khánh, Ba Đình) để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về đăng ký chuyển giao công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ (CGCN) nhằm tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
Long An rà soát đối tượng trong độ tuổi để thực hiện chiến dịch tiêm ngừa sởi
Sở Y tế tỉnh Long An đã có văn bản đề nghị các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tập trung triển khai giám sát và phòng, chống dịch bệnh sởi.
Nguyên Phó Chủ tịch xã bị khiển trách vì vụ 22 biệt thự xây không phép
Ông Đặng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng (đang là Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lạc) bị khiển trách vì để hàng chục căn biệt thự xây không phép trên đồi.
Long An chủ động khắc phục và hạn chế thiệt hại do thiếu nước
UBND tỉnh Long An đã có văn bản chỉ đạo các cấp, ngành và cơ sở cấp nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai, thực hiện giải pháp xử lý triệt để, lâu dài đối với vấn đề cấp nước sạch phục vụ cho người dân các xã vùng hạ.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM