Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Còn dư địa, có thể đề xuất giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái: Công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt, chủ động, kịp thời, đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Quốc hội giao.

Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo, diễn ra chiều 08/07.

Theo Báo cáo của Bộ Tài chính, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, trong 06 tháng đầu năm, kinh tế trong nước phục hồi mạnh, nhu cầu sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu cùng với tác động của giá hàng hóa thế giới đã đẩy giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng lên nhưng cơ bản tình hình lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phải hết sức tập trung, không được chủ quan, lơ là trong công tác điều hành giá. Ảnh VGP/Quang Thương
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Phải hết sức tập trung, không được chủ quan, lơ là trong công tác điều hành giá. Ảnh VGP/Quang Thương.

Bình quân 06 tháng đầu năm 2022, CPI tăng 2,44% so với cùng kỳ năm trước, tuy cao hơn mức tăng 1,19% của 06 tháng đầu năm 2021, nhưng thấp hơn mức tăng của 06 tháng đầu năm giai đoạn 2017-2020. Lạm phát cơ bản 06 tháng đầu năm tăng 1,25%, tạo dư địa cho việc kiểm soát lạm phát cả năm ở mức 4% do Quốc hội và Chính phủ đặt ra.

Một số nguyên nhân làm tăng CPI trong 06 tháng đầu năm là do giá xăng dầu được điều chỉnh 16 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 11.960 đồng/lít; xăng E5 tăng 11.540 đồng/lít và dầu diezen tăng 13.900 đồng/lít. Bình quân 06 tháng, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,87%. Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, tăng 25,92% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,38%.

Dịch Covid-19 đã được kiểm soát nên nhu cầu ăn tại nhà hàng tăng nên giá ăn uống ngoài gia đình bình quân 06 tháng đầu năm nay tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, cũng là yếu tố làm CPI chung tăng 0,3%.

Bên cạnh đó, giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao đã tác động làm CPI chung tăng 0,16% và 0,03%.

Ở chiều ngược lại, cũng có một số yếu tố làm giảm CPI trong 06 tháng đầu năm như giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, đã làm CPI giảm 0,08%; Chính phủ chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội; các chính sách được ban hành kịp thời giúp ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân, giảm áp lực đáng kể lên mặt bằng giá…

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành bày tỏ đồng tình cao với báo cáo của Bộ Tài chính, đồng thời cũng làm rõ thêm các nội dung liên quan đến công tác điều hành giá trong các lĩnh vực: công thương, xây dựng, nông nghiệp và phát triển nông thôn; giáo dục và đào tạo; y tế,…

Sau khi nghe ý kiến phát biểu của các bộ, ngành, Phó Thủ tướng nêu rõ, trong 06 tháng đầu năm lĩnh vực điều hành giá chịu rất nhiều áp lực, nhưng với sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, chúng ta kiểm soát được lạm phát, chỉ số CPI bình quân chỉ tăng 2,44%, đây là kết quả rất đáng khích lệ.  

Tuy nhiên, thời gian tới, tình hình diễn biến khó lường, áp lực tăng giá, kiểm soát chỉ số giá và lạm phát rất lớn. Do đó, công tác kiểm soát điều hành giá phải tập trung, không được chủ quan, lơ là.

Nêu rõ từ đầu năm đến nay Ban Chỉ đạo đã họp tới 5 lần để thúc đẩy công tác chỉ đạo, điều hành giá, Phó Thủ tướng lưu ý các bộ, ngành cần chủ động cập nhật tình hình, triển khai các giải pháp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá đã giao một cách linh hoạt, kịp thời hiệu quả, góp phần giữ chỉ số CPI theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Các bộ, ngành có chức năng quản lý liên quan đến mặt hàng thiết yếu phải có giải pháp kịp thời để đảm bảo cung cầu, theo sát tình hình, xử lý tình trạng găm hàng, thiếu hàng.

Phó Thủ tướng yêu cầu, Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát. Nhiệm vụ của ngân hàng là ổn định tỷ giá, giữ được giá trị đồng tiền, do đó, phải sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại hối, có chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối phù hợp, kiểm tra, xử lý nghiêm trường hợp găm giữ, thao túng thị trường; kiểm soát tăng trưởng tín dụng hợp lý…

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố có giải pháp bình ổn giá, kiểm soát giá và thực hiện chức năng quản lý giá ở địa phương, kiểm tra các yếu tố hình thành giá, tình hình có bất thường thì phải tiến hành thanh tra ngay. Giá xăng dầu trong nước đang thấp hơn một số nước trong khu vực, cần tăng cường chống thẩm lậu qua biên giới.

Nhấn mạnh vai trò của các cơ quan báo chí, Phó Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá, nhất là diễn biến giá các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu, công khai trung thực về giá, tránh tâm lý tích trữ hàng hóa, lạm phát kỳ vọng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Những hàng hóa thiết yếu ảnh hưởng đến chỉ số giá phải có giải pháp phù hợp, như xăng dầu tuy có sự điều chỉnh nhưng giá xăng RON95 vẫn neo rất cao (32.763 đồng/lít). Vừa qua, chúng ta đã tính toán giảm thuế bảo vệ môi trường. Nếu còn dư địa thì có thể đề xuất với cấp có thẩm quyền giảm thêm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Phải xử lý nhanh chính sách tài khóa này để kiểm soát vì xăng dầu tác động lớn đến CPI.

C.H (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá vàng hôm nay 14/9: Vàng nhẫn nội địa "bắt tay" cùng vàng thế giới tăng kỷ lục
Giá vàng hôm nay 14/9: Vàng nhẫn nội địa "bắt tay" cùng vàng thế giới tăng kỷ lục

Giá vàng nhẫn 9999 trong nước tăng mạnh so với hôm qua, vượt mốc 79 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng tăng đạt mức kỷ lục.

Tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương nhận được 775,5 tỷ đồng
Tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương nhận được 775,5 tỷ đồng

Theo số liệu từ Ban Vận động Cứu trợ Trung ương, tính đến 17h00 ngày 13/9, các tổ chức, cá nhân đã chuyển về tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương là 775,5 tỷ đồng.

Bắc Ninh khẩn trương tổng vệ sinh dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3
Bắc Ninh khẩn trương tổng vệ sinh dọn dẹp, khắc phục hậu quả do bão số 3

Tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành văn bản hỏa tốc số 3423/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Tỉnh Đoàn, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị chỉ đạo tổng vệ sinh dọn dẹp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra.

Giá cà phê hôm nay 14/9: Trong khoảng 121,500 - 122,000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 14/9: Trong khoảng 121,500 - 122,000 đồng/kg

Giá cà phê nội địa hôm nay tiếp tục tăng hơn 500 đồng/kg. Giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng mạnh do tỷ giá USD suy yếu.

Đà Nẵng: Tìm hiểu kinh nghiệm để xây dựng Khu thương mại tự do của Hàn Quốc
Đà Nẵng: Tìm hiểu kinh nghiệm để xây dựng Khu thương mại tự do của Hàn Quốc

Việc cho phép TP.Đà Nẵng thiết lập Khu thương mại tự do, gắn với cảng Liên Chiểu không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, mà còn tạo ra một môi trường kinh doanh lý tưởng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Điều này, không chỉ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của TP.Đà Nẵng mà còn hỗ trợ tích cực cho việc phát triển hạ tầng đô thị cũng như thúc đẩy các ngành dịch vụ, du lịch, và logistics.

Tỷ giá USD hôm nay 14/9: Giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng
Tỷ giá USD hôm nay 14/9: Giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng

Đồng USD hôm nay 14/9 giảm xuống mức thấp nhất trong gần 9 tháng so với đồng yên trong bối cảnh có tin đồn Fed sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn.