Chứng khoán phiên chiều ngày 15/09 vẫn tái diễn xu hướng bình lặng, thận trọng vì nhiều lý do khác nhau. Theo ghi nhận thì dù bảng điện tử có đảo chiều đổi sắc với mã giảm gia tăng, lực bán ra trên thực tế vẫn không quá lớn, cùng lúc đó thì nhóm bluechip phân hóa mạnh dẫn đến việc chỉ số VN-Index chỉ giao động quanh ngưỡng 1.245 điểm cho đến tận khi đóng cửa.
Vào thời điểm chốt phiên, sàn HOSE có 197 mã tăng và 237 mã giảm, VN-Index tăng 4,89 điểm (+0,39%), lên 1.245,66 điểm. So với phiên ngày hôm qua thì trong hôm nay, tổng khối lượng giao dịch đạt 429,8 triệu đơn vị, giá trị 11.293,9 tỷ đồng, giảm gần 30% về khối lượng và 21% về giá trị. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 44,1 triệu đơn vị, giá trị 1.515 tỷ đồng.
Lực đỡ trong phiên chiều đến từ một số mã lớn như NVL +2,2% lên 85.300 đồng, GVR +2% lên 25.500 đồng, VRE +1,2% lên 28.850 đồng và VCB đảo chiều tăng 1,1% lên 79.200 đồng. Ngoài ra, các mã còn lại bao gồm MWG, VNM, SAB, VIC, VHM, PDR thì nhích nhẹ từ 0,3% đến 0,8%.
Ngược lại, mã giảm sâu nhất đồng thời cũng là cổ phiếu cản bước VN-Index gọi tên BID với mức giảm 2,1% xuống 35.750 đồng. Bên cạnh đó, các mã đỏ khác thì chỉ giảm nhẹ, như SSI -1,4%, MBB -1,1%, HPG, FPT, CTG, TCB, VIB, KHG, GAS giảm từ 0,4% đến 0,6%.
Trong hoàn cảnh đó thì POW cũng thu hút không ít sự chú ý khi là cổ phiếu hút giao dịch nhất với khối lượng khớp lệnh cao nhất HOSE với hơn 26,86 triệu đơn vị khớp lệnh, cổ phiếu tăng 2,1% lên 14.450 đồng.
Nói về nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ thì một số đã nới đà tăng tích cực và đây cũng đều là những cái tên nổi bật cuối phiên sáng.
Trong đó, ngoài ITC tiếp tục vững vàng ở mức giá trần tại 14.400 đồng thì phiên chiều còn ghi nhận thêm NBB, BCM và KPF cũng đều vọt lên giá trần tại 19.300 đồng, 97.900 đồng và 15.200 đồng.
Đặc biệt, BCM được đánh giá là cổ phiếu đóng góp chính cho VN-Index với hơn 1,7 điểm tích cực, giá trị vốn hóa BCM cũng lọt TOP 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn với mức hơn 101.000 tỷ đồng.
Một thực tế khác được ghi nhận chính là việc các cổ phiếu tăng mạnh khác không tập trung ở nhóm ngành nào cụ thể, một số đáng chú ý có thể liệt kê như EIB, khi tăng gần sát giá trần +6,8% lên 35.300 đồng, CKG +5,4% lên 29.500 đồng, CNG +4,7% lên 40.500 đồng, BWE +4% lên 52.000 đồng, NHA +3,7% lên 28.250 đồng…
Các cổ phiếu VNL, JVC, HVN, CII, TDC, CCL, TCD, THI, TGG, ASP tăng từ 2,6% đến 3,2%.
Hai cổ phiếu nhóm phân bón DCM và DPM hạ thấp độ cao, chỉ còn nhích nhẹ 1,2% và 1,7%, khớp 8,37 triệu và 2,75 triệu đơn vị.
Cổ phiếu OGC trong phiên hôm nay đã hồi phục tương đôi sau phiên giảm mạnh hơn 4% hôm qua và gặp sự cố với việc khớp lệnh, đóng cửa +2% lên 15.500 đồng, khớp hơn 1,35 triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, giảm đáng kể nhất là AMD, khi -4,1% xuống 2.100 đồng, khớp 1,84 triệu đơn vị. Được biết, từ ngày 21/09 thì AMD sẽ bị HOSE đưa vào diện cảnh báo hậu hai cổ phiếu khác trong nhóm FLC là ART và KLF cũng bị HNX đưa vào diện cảnh báo vào ngày hôm qua. Nói về nguyên nhân của hành động này thì HOSE giải thích rằng AMD chậm nộp Báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 15 ngày so với thời hạn quy định. Còn nhớ, trước đó, vào ngày 09/09, AMD đã bị cắt margin do chậm nộp Báo cáo tài chính kiểm toán bán niên 2022 quá 5 ngày kể từ thời điểm hết hạn công bố.
So với phiên sáng thì trong phiên chiều, nhóm cổ phiếu thanh khoản tốt có thêm nhiều sắc đỏ hơn, với hàng loạt mã rải khắp các nhóm ngành như bất động sản, xây dựng, nông nghiệp, công ty chứng khoán, dầu khí với LDG, HDG, FCN, VPG, PAN, BAF, VCI, HNG, IDI, DIG, DBC, ASM, PVT, HCM, VCG, DXG, NKG, HAG… Tất nhiên, với các mã này thì đa số chỉ giảm nhẹ, khớp lệnh từ hơn 1,6 triệu đến 14,6 triệu đơn vị.
Trên sàn HNX, lực cầu yếu dần và sắc đỏ xuất hiện nhiều hơn cũng khiến HNX-Index khi đóng cửa đã dần lùi về sát tham chiếu.
Chốt phiên, sàn HNX có 74 mã tăng và 86 mã giảm, HNX-Index tăng 0,27 điểm (+0,1%), lên 279,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 50,6 triệu đơn vị, giá trị 1.107 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm gần 1,6 triệu đơn vị, giá trị 56,2 tỷ đồng.
Những diễn biến đáng chú ý nhất vẫn tập trung xoay quanh hai cổ phiếu liên quan đến FLC là KLF và ART.
Cụ thể, bất chấp đã hấp thụ đáng kể lượng dư bán sàn cuối phiên sáng nhưng KLF vẫn không thể hồi phục và đóng cửa giảm hết biên độ -9,1% xuống 2.000 đồng, khớp hơn 6,1 triệu đơn vị, còn ART thoát giá sàn, giảm 5,7% xuống 3.300 đồng, khớp hơn 2 triệu đơn vị.
Nhuốm sắc đỏ còn có PVS, SHS, PVC, CEO, TAR, HTP, NVB, MBS, APS, dù vậy thì ngoài PVC giảm 3,5%, các mã còn lại chỉ giảm nhẹ.
Ở chiều ngược lại, PBP +6,7% lên 25.500 đồng, IDC +3,5% lên 59.400 đồng, HDA +2,7% lên 11.300 đồng, BII +2% lên 5.000 đồng…
Trên UpCoM, UpCoM-Index lùi về gần tham chiếu và giằng co nhẹ trong suốt phiên chiều.
Đóng cửa, UpCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,12%), lên 90,27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21,64 triệu đơn vị, giá trị 406 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 4,24 triệu đơn vị, giá trị 132,6 tỷ đồng.
Mã tăng tốt nhất vẫn là cổ phiếu LCM khi chạm giá trần +11,5% lên 2.900 đồng, phần còn lại trong số các mã thanh khoản nhất đều chỉ nhích nhẹ.
Trong đó, BSR +1,7% lên 24.200 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với gần 3,1 triệu đơn vị, C4G +1,4% lên 14.400 đồng, khớp 1,74 triệu đơn vị.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, trong đó, VN30F2209 đáo hạn hôm nay đã tăng 3,2 điểm, tương đương +0,25% lên 1.262,2 điểm, khớp lệnh hơn 146.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 33.400 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ bao phủ, với hàng loạt mã thị giá nhỏ như CHPG2202, CKDH2201, CVHM2201, CVPB2205 đều giảm sàn -50% về 10 đồng/cq, khớp từ 0,85 triệu đến 1,8 triệu đơn vị.
CMSN2202 nắm giữ giao dịch lớn nhất với 1,9 triệu đơn vị khớp lệnh và đứng giá tham chiếu tại 120 đồng/cp.
Hồng Nhung (t/h)