Cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với WIPO
Nhận lời mời của Bộ KH&CN, TGĐ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 - 23/3/2017. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh khẳng định: Sự hiện diện của nhà lãnh đạo WIPO cho thấy WIPO rất quan tâm đến sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại châu Á.
THCL - Nhận lời mời của Bộ KH&CN, TGĐ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) Francis Gurry sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21 - 23/3/2017. Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh khẳng định: Sự hiện diện của nhà lãnh đạo WIPO cho thấy WIPO rất quan tâm đến sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại châu Á.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh
Chuyến thăm của lãnh đạo WIPO tới Việt Nam được xem là một dấu mốc lớn. Bộ Khoa học và Công nghệ kỳ vọng gì sau chuyến thăm này?
Đây là lần thứ hai, Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry tới thăm Việt Nam kể từ năm 2010. Chuyến thăm lần thứ nhất của Tổng giám đốc WIPO đã chứng tỏ sự quan tâm của WIPO tới hoạt động xây dựng và phát triển hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam, thể hiện mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa WIPO và Việt Nam.
Tôi cho rằng, thực sự rất đáng quý khi chỉ sau 7 năm chúng ta lần thứ hai được tiếp đón Ngài Tổng giám đốc. Sự hiện diện của nhà lãnh đạo WIPO cho thấy WIPO rất quan tâm đến sự phát triển của hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam và coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng tại châu Á.
Đây cũng là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy quan hệ song phương với WIPO, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp của WIPO trong các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Chuyến thăm lần này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo đẩy mạnh lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong thời gian tới, để sở hữu trí tuệ thực sự là động lực cho đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chúng tôi hy vọng rằng, sau chuyến thăm lần này, đặc biệt là khi tận mắt chứng kiến những đổi mới của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam, những thành quả được tạo ra từ hệ thống đổi mới, bảo hộ quyền SHTT thì cá nhân ngài Tổng giám đốc, cũng như WIPO sẽ tiếp tục có những hỗ trợ, giúp đỡ Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống sở hữu trí tuệ, đặc biệt là hỗ trợ xây dựng chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ sao cho sở hữu trí tuệ thực sự là công cụ - giúp Việt Nam phát triển.
Việc ký kết Bản ghi nhớ có ý nghĩa đối với mối quan hệ hợp tác song phương
Những năm qua, WIPO đã hỗ trợ Việt Nam như thế nào trong việc thúc đẩy hệ thống sở hữu trí tuệ?
Hàng năm, WIPO đều triển khai nhiều hoạt động hợp tác kỹ thuật dành cho Việt Nam theo hướng xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ, đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ.
Cụ thể: (i) Xây dựng chính sách, pháp luật về sở hữu trí tuệ. Bước đầu hỗ trợ xây dựng Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ gia nhập các điều ước quốc tế do WIPO quản lý như Nghị định thư Madrid về đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu, Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế đối với kiểu dáng công nghiệp.
(ii) Nâng cao năng lực và hiện đại hóa hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ triển khai Dự án “Số hóa tư liệu sáng chế” nhằm chuyển toàn bộ tư liệu sáng chế từ dạng giấy thành cơ sở dữ liệu điện tử, tạo thuận lợi cho việc tra cứu và sử dụng của công chúng; hỗ trợ truy cập và sử dụng các cơ sở dữ liệu do WIPO xây dựng như Patentscope, WIPO Case... phục vụ công tác tra cứu, xử lý đơn.
(iii) Phát triển tài sản trí tuệ. Xây dựng mạng lưới các trung tâm hỗ trợ công nghệ và đổi mới (TISCs), với mục đích đào tạo kỹ năng khai thác thông tin sáng chế, tiếp cận với các nguồn thông tin sáng chế.
(iv) Đào tạo nguồn nhân lực. Tạo điều kiện để cán bộ Việt Nam thực tập tại WIPO và các tổ chức quốc tế khác, giới thiệu cơ hội làm việc tại WIPO. Hằng năm, cấp học bổng cho các cán bộ tham gia các khóa học trực tuyến và chuyên sâu do Học viện WIPO tổ chức và mời tham dự nhiều khóa đào tạo chuyên môn về sở hữu trí tuệ.
(v) Nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ. Hỗ trợ dịch các ấn phẩm tuyên truyền về sở hữu trí tuệ, tổ chức các cuộc thi sáng chế nhằm nâng cao nhận thức của công chúng về sở hữu trí tuệ. Hằng năm, trao giải thưởng WIPO cho các công trình khoa học - kỹ thuật xuất sắc theo đề nghị từ Quỹ VIFOTEC; và nhiều hoạt động khác...
Thời gian tới đây, WIPO sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong việc triển khai một số dự án, như: (i) Xây dựng Chương trình quốc gia về sở hữu trí tuệ; (ii) Kiểm toán về nguồn lực và quản lý của cơ quan sở hữu trí tuệ; (iii) IP-Hub về thương mại hóa tài sản trí tuệ...
Có thể nói, WIPO đã rất ưu ái và quan tâm đến hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam.
Xin ông cho biết, hệ thống sở hữu trí tuệ đã - đang và sẽ phục vụ mục tiêu thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới ở nước ta như thế nào?
Theo kết quả đánh giá của WIPO về chỉ số sáng tạo toàn cầu năm 2016, Việt Nam hiện xếp thứ 59/tổng số 128 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu. Mặc dù chúng ta tụt vị trí tới 7 bậc so với năm 2015, nhưng Việt Nam vẫn được đánh giá là mạnh ở các chỉ số thuộc nhóm Đầu ra của đổi mới sáng tạo (bao gồm Sản phẩm của tri thức và công nghệ, và Sản phẩm sáng tạo).
Tọa đàm về GII năm nay, đã diễn ra đúng dịp cả thế giới đang trong không khí tôn vinh Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 với chủ đề “Đổi mới sáng tạo – Cải thiện cuộc sống”.
Tôi cho rằng, hệ thống sở hữu trí tuệ đã - đang và sẽ hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động đổi mới, sáng tạo để góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Bằng việc ghi nhận và bảo vệ quyền của những nhà sáng tạo, khuyến khích và tạo động lực cho họ tiếp tục đổi mới, sáng tạo; việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư cho hoạt động sáng tạo; việc tạo ra và duy trì một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu trí tuệ đa dạng, phong phú, hệ thống sở hữu trí tuệ đã thể hiện vai trò là công cụ hữu hiệu để thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới ở nước ta.
Trong quá trình hội nhập quốc tế, vấn đề sở hữu trí tuệ luôn được đưa lên bàn đàm phán. Tuy nhiên, thực tế thì nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam vẫn xảy ra? Bộ Khoa học và Công nghệ đã làm gì để hạn chế tình trạng trên?
Trong tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, sở hữu trí tuệ ngày càng thể hiện rõ vai trò là một công cụ đắc lực cho hoạt động đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội và là nội dung được đề cập trong hầu hết các thỏa thuận về hợp tác kinh tế đa phương hoặc song phương.
Trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực để nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi quyền, nâng cao nhận thức của xã hội về tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Thứ nhất, các văn bản pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã được ban hành tương đối đầy đủ. Nhưng do liên quan đến nhiều ngành luật khác nhau, nằm trong các văn bản pháp luật cấp độ khác nhau nên vẫn còn có sự chưa thống nhất; khi sửa đổi, bổ sung một vấn đề thì cần phải có thời gian để các văn bản có liên quan điều chỉnh theo.
Thứ hai, cơ chế bảo đảm thực thi chưa được hoàn thiện và chưa phát huy đúng mức, thể hiện ở chỗ số lượng vụ việc được giải quyết ở tòa án rất ít , mà chủ yếu được giải quyết ở các cơ quan hành chính. Mặc dù, về hình thức các quy định pháp luật về thực thi quyền sở hữu trí tuệ đã tương đối đầy đủ, nhưng nhưng một số quy định mới chỉ dừng ở nguyên tắc chứ chưa đủ chi tiết nên việc áp dụng còn nhiều vướng mắc.
Thứ ba, các tổ chức bảo đảm thực thi chưa thực sự đáp ứng về khía cạnh cấu trúc cũng như năng lực. Chúng ta tuy có nhiều cơ quan thực thi tương ứng với từng biện pháp thực thi; song mỗi cơ quan lại có chức năng và thẩm quyền khác nhau và độc lập với nhau. Trong quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan này chưa có sự phối hợp hiệu quả. Thêm vào đó, do nhiều cơ quan thuộc nhiều cấp bậc cùng tham gia vào hoạt động thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhưng năng lực chuyên môn của các cán bộ trong hệ thống này chưa đồng đều, vì vậy không đáp ứng được yêu cầu công việc; rất ít cán bộ được đào tạo về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Thứ tư, hệ thống hỗ trợ thực thi quyền chưa đáp ứng nhu cầu: Mạng lưới dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ còn mỏng; chỉ có một tổ chức giám định sở hữu công nghiệp ở Hà Nội với 2 giám định viên thực sự hoạt động; dịch vụ cung cấp thông tin sở hữu trí tuệ còn chưa đáp ứng nhu cầu của người sử dụng.
Thứ năm, hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ còn hạn chế, chưa hình thành tập quán tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Công chúng chưa coi việc sử dụng hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là điều không nên làm và đáng chê trách. Các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chưa chủ động thực hiện việc bảo vệ quyền và tài sản của mình mà còn mang nặng tâm lý trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Năng lực của các cán bộ trong lực lượng thực thi quyền còn chưa đồng đều để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Các tổ chức xã hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động chưa hiệu quả.
Thứ sáu, do ảnh hưởng từ mặt trái của quá trình hội nhập kinh tế, thực tế không phải mọi loại hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ đều được sản xuất ở Việt Nam, mà một khối lượng hàng hóa loại đó được sản xuất ở nước ngoài rồi đưa vào Việt Nam theo nhiều con đường, bằng nhiều cách để tiêu thụ...
Để hạn chế tình trạng này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan liên quan, theo đó, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Cụ thể, chúng ta đang tiến hành rà soát các văn bản pháp luật có liên quan, đặc biệt là Luật Sở hữu trí tuệ, nghị định, thông tư hướng dẫn Luật để tiến tới sửa đổi toàn diện và mạnh mẽ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cường sự phối hợp - hỗ trợ nâng cao năng lực của các cơ quan trong hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tạo điều kiện tăng cường số lượng và chất lượng của các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động hỗ trợ xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; thực hiện xã hội hóa các hoạt động hỗ trợ thực thi quyền.
Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nước ở cấp trung ương, địa phương, cho đến cơ quan thực thi, doanh nghiệp và người dân về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tăng cường các hoạt động dịch vụ thông tin về sở hữu trí tuệ, tiếp tục cải cách hệ thống thông tin sở hữu trí tuệ với mục tiêu nâng cao năng lực tài nguyên thông tin và năng lực vận hành của cả hệ thống.
Trân trọng cảm ơn ông!
Thanh Hà (Thực hiện)
Tin mới
Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”
Ngày 18/9, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Trao địa chỉ nhân đạo” năm 2024 với mục đích nhằm chia sẽ gánh nặng với gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa rộng khắp những việc làm ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân, những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...
Hà Tĩnh: Xử phạt 8 phòng khám, cơ sở thẩm mỹ
Tăng cường công tác quản lý các cơ sở y, dược ngoài công lập đang được Sở Y tế Hà Tĩnh rất quan tâm, thông qua các đợt thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện xử lý nhiều cơ sở vi phạm.
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...
Kết quả thực hiện đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025 có nhiều kết quả tích cực
Ngày 18/9, Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn do Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025 tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Xuất hiện vết nứt dài trên đồi ở huyện Sơn Động, di dời khẩn cấp 30 hộ dân
Trong quá trình kiểm tra, Tổ Bảo vệ an ninh trật tự thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phát hiện vết nứt dài trên đồi, nguy cơ sạt lở đất ảnh hưởng tới một số hộ dân thôn Tuấn Sơn sinh sống dưới chân đồi.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9