Chuỗi shop Nha Đam bán hàng trôi nổi suốt thời gian dài, ai dung dưỡng?
Chưa bao giờ người tiêu dùng lại dễ dàng mua được những sản phẩm gắn mác hàng “xách tay” với số lượng lớn cũng như đa dạng về chủng loại, giá cả như hiện nay, nhất là tại chuỗi shop mẹ và bé Nha Đam (shop Nha Đam). Thế nhưng, ai sẽ là người chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của những sản phẩm đang bày bán công khai tại đây?
Tái diễn tình trạng bán các sản phẩm có dấu hiệu là hàng trôi nổi, hàng trốn thuế
Thời gian qua, nhiều người tiêu dùng, bạn đọc đã gửi ý kiến phản ánh về tình trạng bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu trôi nổi tại chuỗi shop mẹ và bé Nha Đam trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đến toà soạn Thương hiệu & Công luận. Sau đó, phóng viên đã chuyển tải các thông tin trên đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có) tại chuỗi cơ sở kinh doanh này.
Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì, đến nay tình trạng các mặt hàng đang bày bán công khai được gắn mác dưới dạng hàng “xách tay” nói trên tại chuỗi shop Nha Đam không những không dừng lại, mà vẫn tiếp tục diễn ra trong suốt thời gian dài, như đang coi thường sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng, nhà nước thì đang thất thu nguồn thuế.
Tình trạng hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ, là hàng trôi nổi được shop Nha Đam nhập về và bày công khai bán dưới cái mác hàng “xách tay” sẽ gây ra nhiều hệ luỵ. Điều này không những gây khó khăn trong công tác quản lý của lực lượng chức năng, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người tiêu dùng, nhất là các sản phẩm nói trên hướng đến người tiêu dùng là mẹ bầu và em bé. Bởi, với tình trạng trên thị trường hiện nay, hàng nhái, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn chưa được kiểm soát tốt, nguy cơ mất an toàn khi sử dụng các sản phẩm trôi nổi này đang dần trở thành nỗi lo hiện hữu với người dân.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2022 đến nay, phóng viên của Thương hiệu & Công luận đã khảo sát trực tiếp một số cửa hàng nằm trong chuỗi shop mẹ và bé Nha Đam và nhận thấy đa số sản phẩm bày bán trong các shop gồm nhiều loại sản phẩm như thực phẩm chức năng, bỉm, sữa tươi, sữa bột, bột ăn dặm, các loại Vitamin…dành cho đối tượng khách hàng là mẹ và bé. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm bày bán trong các shop này đều có xuất xứ từ nước ngoài, không có tem nhãn phụ chữ Việt Nam và được bày bán công khai, và dường như không "sợ" bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý(?!)
Trong khi đối tượng sử dụng sản phẩm của shop mẹ và bé Nha Đam trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là các “bà bầu”, bà mẹ sau sinh và trẻ em. Đây là nhóm khách hàng tiêu dùng đặc thù, cần được bảo vệ. Tuy nhiên, dường như tại đây quyền lợi của người tiêu dùng đang bị bỏ ngỏ, lãng quên.
Các mặt hàng có dấu hiệu trôi nổi, trốn thuế, không tem nhãn phụ, không rõ nguồn gốc xuất xứ đang được bán tại các cơ sở kinh doanh của chuỗi shop Nha Đam:
Bày bán các mặt hàng không đủ điều kiện pháp lý
Trong khi, nguồn hàng mẹ và bé nhập khẩu chính hãng là những hàng hóa khi nhập khẩu vào trong nước đều được nhà nước cho phép và phải đóng thuế theo quy định của pháp luật. Đây là những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cấp phép về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguồn hàng mẹ và bé nhập khẩu chính hãng được cung cấp bởi những công ty, doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, đảm bảo được tính pháp lý đầy đủ và minh bạch cho hàng hóa nhập vào.
Ngược lại, hàng xách tay là hình thức trốn thuế, vi phạm quy định của pháp luật, hàng xách tay có thể do cá nhân, tổ chức mang về nước mà không thông qua sự kiểm duyệt của cơ quan nhà nước nào. Chính vì thế khi gặp vấn đề về sản phẩm, shop Nha Đam đang bán các mặt hàng xách tay sẽ không chứng minh được nguồn hàng của mình.
Thực tế, trên thị trường hiện nay, nguồn hàng mẹ và bé rất đa dạng đến từ hàng xách tay, hàng liên doanh, hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, việc kinh doanh cửa hàng mẹ và bé có bền lâu hay không phụ thuộc vào nguồn hàng mà shop cung cấp cho khách hàng. Sẽ ra sao khi chuỗi shop Nha Đam liên tục đưa đến tay người tiêu dùng các mặt hàng trôi nổi, không rõ phải là hàng nhập khẩu chính hãng, không có sự đảm bảo về mặt pháp lý? Liệu đây có phải là một hình thức kinh doanh “chộp giật”?.
Cơ sở kinh doanh này đang “trao” niềm tin cho các khách hàng bằng các sản phẩm “trắng thông tin”, nhiều sản phẩm xuất xứ nước ngoài nhưng không có tem nhãn phụ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Theo Pháp luật Việt Nam quy định: “Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.”
Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm đang đội lốt là hàng hàng xách tay tại shop Nha Đam đều không có tem nhãn phụ, đây chính là cách nhận biết sản phẩm đã vi phạm quy định của pháp luật. Đồng thời việc không có tem phụ gây khó khăn cho người sử dụng khi tiếp cận các thông tin về sản phẩm.
Việc chuỗi shop Nha Đam đang “nhập nhèm” bán các sản phẩm không tem nhãn, hàng không rõ nguồn gốc đội lốt là hàng xách tay đang làm ảnh hưởng cũng như làm mất lòng tin đối với người tiêu dùng, giảm uy tín cũng như tính cạnh tranh ngành hàng sản xuất tại Việt Nam cũng như hàng nhập khẩu chính thống.
Quy định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hàng "xách tay" là hàng trốn thuế, hàng nhập lậu. Cá nhân, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt theo khung quy định của pháp luật.
Vậy, hành vi bán hàng công khai và tự phong cho các sản phẩm là hàng “xách tay” của shop Nha Đam liệu có đang vi phạm các quy định của pháp luật, Nhà nước về hàng hóa?
Vấn nạn chống hàng giả, hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ tránh nhiệm không của riêng ai. Các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp kiểm tra đồng bộ, xử phạt các trường hợp kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đang gắn mác hàng xách tay để bán cho người tiêu dùng.
Chuỗi cửa hàng siêu thị mẹ và bé Nha Đam gồm 05 địa điểm đặt tại các vị trí trung tâm, sầm uất và thuận lợi cho giao thông. Cụ thể, cơ sở 1 đặt tại phường Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn; cơ sở 2 tại số 04 Quang Trung, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn; cơ sở 3 tại phường Hải Thượng, thị xã Nghi Sơn; cơ sở 4 tại số 09 đường Thanh Niên, thị trấn Tân Phong và cơ sở 5 tại xã Thanh Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Lê Nam
Tin mới
Chính phủ Australia hỗ trợ hàng hóa cho người dân Yên Bái
Theo tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyến hàng khắc phục hậu quả bão số 3 do Chính phủ Australia hỗ trợ đến sân bay quốc tế Nội Bài và được vận chuyển thẳng lên Yên Bái.
Lợi nhuận Bkav Pro giảm liên tục, chỉ 2,7 tỷ trong 6 tháng đầu năm 2024
CTCP Phần mềm diệt Virus BKav (Bkav Pro) vừa công bố tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 với lợi nhuận 2,7 tỷ đồng, giảm 39%.
Tập đoàn Mitsui & Co đầu tư 700 triệu USD cho dự án dầu khí trọng điểm của Việt Nam
Tại Việt Nam, Mitsui & Co. có 22 dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó nổi bật là các lĩnh vực về tài nguyên khoáng sản, năng lượng, thiết bị và dệt may. Tổng vốn đầu tư tại Việt Nam khoảng 1 tỷ USD, trong đó, tổng vốn đầu tư cho chuỗi dự án điện-khí Lô B là hơn 700 triệu USD.
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
CTCP Nam Việt (mã ANV - sàn HOSE) lên kế hoạch chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 tháng 10 và thực hiện chi trả vào tháng 12/2024.
Huyện Hải Hậu chủ động chống lũ
Trước tình hình mưa lũ diễn biến hết sức phức tạp, UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương trên tuyến đê sông Ninh Cơ, để ứng phó với lũ.
Giá thép hôm nay 12/9: Tăng trở lại trên sàn giao dịch
Ngày 12/9, thị trường trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt đi ngang do nhu cầu của Trung Quốc không chắc chắn, nguồn cung yếu hơn.
Câu chuyện thương hiệu
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào