Báo cáo với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp sau giai đoạn giãn cách xã hội chiều 24/4, Cục trưởng Cục Công nghiệp - Trương Thanh Hoài cho biết, hiện các doanh nghiệp (DN) dệt may đã xuất khẩu được 37 triệu USD khẩu trang vải và vẫn còn tồn khoảng 20 triệu khẩu trang vải. Điều này gây khó khăn cho DN dệt may, do đó ông Hoài đề nghị hệ thống thương vụ và Cục Xúc tiến thương mại tăng cường chia sẻ thông tin về khẩu trang vải do Việt Nam sản suất để các DN có thể tiêu thụ lượng khẩu trang tồn này.

Vì 14 triệu chưa mua được khiến việc xuất khẩu của doanh nghiệp bị Vì 14 triệu chiếc chưa mua được khiến việc xuất khẩu của doanh nghiệp bị "tắc" lại

Riêng về khẩu trang y tế, ông Hoài cho biết, năng lực sản xuất khẩu trang y tế của Việt Nam hiện khá lớn, lên đến mười triệu chiếc/ngày. Tuy nhiên, lượng khẩu trang y tế này không thể xuất khẩu trong tình thế tất cả các nước trên thế giới đều có nhu cầu khẩu trang y tế rất lớn.

Nguyên nhân được chỉ ra là do vướng mắc trong khâu dự trữ 60 triệu khẩu trang. Theo quy định, Việt Nam phải dự trữ 60 triệu khẩu trang nhưng hiện mới mua được 46 triệu chiếc, còn 14 triệu chiếc chưa mua đủ.

Bên cạnh đó, theo kết luận mới nhất của cuộc họp thường trực Chính phủ thì sẽ tiếp tục thực hiện cấp phép cho xuất khẩu khẩu trang y tế.

Hiện nay với năng lực sản xuất lớn, nhưng chỉ vì 14 triệu chiếc mà gây khó khăn cho việc xuất khẩu khẩu trang y tế. Do đó chúng tôi đã đề nghị dừng cấp phép xuất khẩu khẩu trang y tế. Việc triển khai mua 14 triệu khẩu trang còn thiếu sẽ  được thực hiện sớm theo cơ chế đấu thầu, sau đó cho phép doanh nghiệp xuất khẩu không giới hạn khẩu trang y tế" - ông Hoài đề nghị.

Trước đề nghị này của Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo Cục Xuất nhập khẩu làm ngay văn bản báo cáo Thủ tướng cho phép xuất khẩu không hạn chế khẩu trang y tế khi năng lực sản xuất đã được chứng minh.

Vương Hằng