Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Châu Âu, EU lo bị lộ những gì?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Châu Âu lần đầu tiên sau 5 năm vào tuần tới. Theo kế hoạch, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen sẽ gặp ông Tập và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Paris để thảo luận về mối quan hệ với Trung Quốc.

Chuyến thăm ba nước Châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc được giới quan sát bình luận, có thể tạo ra sự chia rẽ giữa các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) về thương mại với Bắc Kinh và cách lục địa này tự coi mình là một cực nằm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, trong bối cảnh hàng loạt công cụ cạnh tranh và thương mại của khối chủ yếu nhắm vào các công ty Trung Quốc.

Một cuộc thảo luận nảy lửa?

Ông Tập sẽ tới Pháp, Serbia và Hungary vào đúng thời điểm EU đang đe dọa áp thuế đối với các ngành công nghiệp xe điện và năng lượng xanh của Trung Quốc, do các khoản trợ cấp khổng lồ mà khối này cho rằng, không công bằng và sẽ mang lại lợi thế cho các nhà sản xuất ở quốc gia Đông Bắc Á.

Trước chuyến công du của Chủ tịch Tập, EU đã chủ động gia tăng áp lực lên Bắc Kinh bằng một loạt hành động nhằm gửi thông điệp chính trị mạnh mẽ tới giới lãnh đạo Trung Quốc. Các cơ quan quản lý thương mại, cạnh tranh và kỹ thuật số của EU tìm cách "chiếu tướng" các công ty tại Trung Quốc một cách quyết liệt, trong khi các quan chức phụ trách vấn đề trừng phạt tăng cường áp lực lên các công ty bị cáo buộc chuyển hàng hóa do Châu Âu sản xuất cho Nga.

Ông Tập công du châu Âu, EU lo sợ bị lộ 'gót chân'? Trong ảnh, từ trái sang: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch EC Ursula von de Leyen tại Bắc Kinh vào tháng 4/2023. Ba nhà lãnh đạo cũng sẽ gặp lại nhau ở Paris vào tuần tới. (Nguồn: Reuters)
Ông Tập công du Châu Âu, EU lo sợ bị lộ 'gót chân'? Trong ảnh, từ trái sang: Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch EC Ursula von de Leyen tại Bắc Kinh vào tháng 4/2023. Ba nhà lãnh đạo cũng sẽ gặp lại nhau ở Paris vào tuần tới. Nguồn Reuters.

Trọng tâm của "cuộc tấn công" là niềm tin rằng, các khoản trợ cấp trong nền kinh tế thứ hai thế giới đang bóp méo thị trường Châu Âu, với những lo ngại sâu xa rằng, tình trạng dư thừa năng lực của Bắc Kinh sẽ đồng nghĩa với việc một EU tương đối cởi mở sẽ tràn ngập hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Mọi vấn đề có thể tạo nên một cuộc thảo luận nảy lửa ở Paris vào tuần tới, khi Chủ tịch EC von der Leyen gặp ông Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Macron để bàn về các vấn đề lớn trong quan hệ EU-Trung Quốc?

Trên thực tế, nền kinh tế số 1 Châu Á vẫn đang phải đối mặt với những cơn gió ngược. Vì thế, khi Mỹ đóng cửa với các công ty Trung Quốc, thì EU có thể có một số đòn bẩy đối với Bắc Kinh. Nhưng ở chiều ngược lại, giới phân tích cho rằng, chính "gót chân Achilles" của Châu Âu - việc 27 thành viên của khối không liên kết chặt chẽ với nhau đang làm suy yếu khả năng định hình một tư duy về Trung Quốc.

Một yếu tố khác cũng đang góp phần làm lu mờ chuyến thăm là những lo ngại của châu Âu về sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với nền kinh tế Nga trong bối cảnh nước này triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trước chuyến thăm, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiến, tuyên bố, chuyến thăm của ông Tập sẽ "mang yếu tố ổn định vào sự phát triển trong quan hệ Trung Quốc-EU và đóng góp mới cho hòa bình và ổn định trên thế giới". Chuyến đi của ông Tập dự kiến cũng sẽ dẫn đến việc thiết lập thêm nhiều cơ sở sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc trên đất Châu Âu.

Trong khi đó, nhà phân tích Mathieu Duchatel, thành viên cấp cao tại Viện tư vấn quốc tế Institut Montaigne bình luận: “Mục tiêu của ông Tập Cận Bình là nhằm vô hiệu hóa chương trình nghị sự an ninh kinh tế của EU, bao gồm cả các mối đe dọa thuế quan, bằng cách khai thác những khác biệt trong nội bộ khu vực”.

Đề cập chiến lược của Trung Quốc đối với Châu Âu, ông Duchatel cho rằng, "có yếu tố chia để trị và một quy tắc khó thay đổi. Điều đó thậm chí không hề bị che giấu mà còn hiển hiện ngay trước mắt".

Các công ty và chính phủ Châu Âu từ lâu đã phàn nàn về việc hạn chế tiếp cận thị trường Trung Quốc và cạnh tranh không lành mạnh. Một nghiên cứu của Viện Kiel ước tính, trợ cấp của Bắc Kinh dành cho các công ty của họ đã tăng gấp từ 3 đến 9 lần các nền kinh tế lớn khác.

EC có độc quyền điều hành chính sách thương mại cho toàn bộ EU, nhưng trong nội bộ giữa các quốc gia thành viên lại thường mâu thuẫn về cách khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại.

Tổng thống Pháp Macron có lập trường tích cực hơn về vấn đề trợ cấp của EU và đưa ra cảnh báo khối này có nguy cơ tụt hậu nếu không cho phép miễn trừ áp dụng các quy tắc cạnh tranh của chính mình khi đối mặt với tình trạng 'trợ cấp quá mức' của Trung Quốc và Mỹ.

“Chúng ta đã quản lý quá nhiều, không đầu tư đủ, không bảo vệ đủ”, ông Macron nói với The Economist trong một cuộc phỏng vấn được công bố mới đây.

Trong khi đó, trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Tư vừa qua, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc giục ông Tập cho phép các công ty Đức tiếp cận thị trường Trung Quốc tốt hơn. Nhưng các quan chức EU đã tỏ ra thất vọng với chuyến công tác của ông Scholz khi trong thời gian đó nhà lãnh đạo được cho là đã tỏ ra mềm mỏng với Bắc Kinh vào thời điểm khối này đang có lập trường cứng rắn hơn. Đề cập các cuộc điều tra chống trợ cấp của EU, dường như Thủ tướng Đức lại tỏ ra khá lo lắng và cố gắng tránh gây khó chịu cho Trung Quốc, thậm chí mâu thuẫn thể hiện trong chính cảnh báo của ông rằng - khối không nên hành động vì lợi ích bảo hộ của mình, dù cạnh tranh phải công bằng.

Tình hình khiến một số quan chức chính phủ Pháp cho biết, họ lo ngại Berlin sẽ cố gắng can thiệp vào cuộc điều tra xe điện - vốn nhắm vào các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc. Bởi Trung Quốc là thị trường trọng điểm đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của Đức và các nhà sản xuất ô tô của nước này như BMW và Mercedez-Benz.

Khoảng cách đáng lo ngại?

Ông Tập sẽ đến Châu Âu từ ngày 5 đến 10/5. Được biết, ngày 2/5, Thủ tướng Đức Scholz đã dùng bữa tối với Tổng thống Pháp Macron và các phu nhân của hai nhà lãnh đạo ở Paris.

Ông Noah Barkin - nhà phân tích cao cấp của Quỹ Marshall và cũng là chuyên gia nghiên cứu quan hệ EU-Trung Quốc, cho biết, Tổng thống Macron đã mời nhà lãnh đạo nền kinh tế số 1 Châu Âu tham gia vào cuộc đàm phán bốn bên, cùng ông và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen với Chủ tịch Trung Quốc ở thủ đô của Pháp, khi Paris tìm cách thể hiện họ là “một mặt trận thống nhất”.

Tuy nhiên, các thông tin mới nhất cho biết, Thủ tướng Scholz đã từ chối lời mời, lấy lý do có kế hoạch đến thăm các quốc gia vùng Baltic.

"Một khoảng cách đáng lo ngại của EU đã mở ra giữa một bên là lập trường của Đức đối với Trung Quốc và một bên là lập trường của Pháp và EC. Đơn giản là Paris và Brussels có sự sẵn sàng cao hơn so với ở Berlin, trong việc đẩy lùi Bắc Kinh trên mặt trận thương mại”, ông Barkin nhận xét.

Như nhận định của ông Barkin: “Châu Âu có khá nhiều đòn bẩy, nhưng đòn bẩy đó sẽ bay ra ngoài cửa sổ nếu từng thành viên lục địa này gửi những thông điệp khác nhau tới ông Tập”.

Một trợ lý của ông Macron cho biết, nhà lãnh đạo Pháp sẽ phản ánh với ông Tập yêu cầu Trung Quốc ngừng xuất khẩu sang Nga những sản phẩm lưỡng dụng và các công nghệ có thể hỗ trợ ngành công nghiệp quân sự xứ bạch dương, cũng như tài trợ cho chiến dịch quân sự của Moscow ở Ukraine.

Trong khi giới quan sát cho rằng, việc ông Tập lựa chọn công du Serbia và Hungary là nhằm đưa hai quốc gia châu Âu lại gần nhau hơn. Hai nước này có điểm chung là đều thân Nga và đều nhận nhiều đầu tư lớn của Trung Quốc, trong đó có khoản cung cấp tài chính cho dự án đường sắt nối thủ đô của hai nước vẫn đang bị trì hoãn.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết rất vinh dự được đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và kỳ vọng vào hiệp định thương mại tự do giữa hai nước được ký vào tháng 10 năm ngoái, sẽ có hiệu lực từ 1/7 năm nay.

Giới phân tích cho rằng, trong chuyến thăm Belgrade, đúng vào dịp tưởng niệm 20 năm Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ném bom Đại sứ quán Trung Quốc ở đó, ông Tập sẽ nhấn mạnh quan điểm của Bắc Kinh về NATO.

Học giả nghiên cứu về quan hệ quốc tế ở Thượng Hải Shen Dingli bình luận, sau cuộc đàm phán tại Pháp với những người đứng đầu EU, việc ông Tập tiếp cận với Serbia và Hungary là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm khiến sự chia rẽ giữa các nước thành viên phương Tây thêm sâu sắc.

Theo baoquocte.vn

Bài liên quan

Tin mới

Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu
Bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu

Đến tối 9/9, lực lượng chức năng bước đầu xác định được 8 nạn nhân đang mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (nối hai huyện Tam Nông - Lâm Thao của Phú Thọ).

Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân
Tuyên Quang: Huyện Sơn Dương hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho người dân

Mực nước lũ trên sông Lô - Gâm và trên sông Phó Đáy, tại huyện Sơn Dương, ở mức cao, gây ngập lụt, chia cắt, cô lập nhiều vùng thấp trũng trên địa bàn tỉnh. Việc di chuyển của người dân qua địa bàn huyện đang gặp nhiều khó khăn.

Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác
Thông tin về vỡ đê ở Bắc Ninh là không chính xác

Trên mạng xã hội lan truyền thông tin ở Bắc Ninh vỡ đê khiến nhiều người dân ồ ạt đi mua thực phẩm tích trữ, gây mất an ninh, trật tự, hoang hoang trong nhân dân.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 10/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9

Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 10/9 của các công ty chứng khoán.

Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà
Vĩnh Phúc: Chủ động đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang, Thác Bà

Ngày 9/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Công điện số 6616 lệnh Giám đốc Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở cửa xả đáy thứ Năm vào hồi 11h00 ngày 9/9; Văn bản số 6619 về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện Tuyên Quang (từ 11h00 ngày 9/9: Hồ Hoà Bình có 2 cửa xả đáy, hồ Tuyên Quang có 5 cửa xả đáy, hồ Thác Bà có 3 cửa xả mặt).