THCL Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ), công tác chống hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ còn nhiều vấn đề cần sớm cải cách để có thể thành công.

Cải cách tổ chức

Về mô hình tổ chức lực lượng thực thi, có nhiều tổ chức như công an, hải quan, quản lý thị trường, thanh tra… Tuy nhiên, chưa phân định rõ đầu mối để quy rõ trách nhiệm dẫn đến tình trạng chồng chéo và không phân định rõ nhiệm vụ. Do vậy, cần phải xem xét lại thẩm quyền của từng lực lượng thực thi nhằm bảo đảm trách nhiệm trong chủ trì, phối hợp trong phát hiện và xử lý vi phạm.

Bên cạnh đó, ngăn chặn tình trạng hàng Trung Quốc chất lượng kém được mua về Việt Nam dập lại và bán với giá rẻ hơn, cạnh tranh quyết liệt với hàng nội địa. Cục Quản lý cạnh tranh cần làm quyết liệt chính sách áp thuế bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước - chính sách phù hợp với luật pháp trong nước và quốc tế.

Đáng chú ý, hiện nay, nhiều DN nhập hàng ngàn chủng loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y. Trong đó, khoảng 90% nhập từ Trung Quốc, nhiều loại chứa hàm lượng độc tố cao. Mặc dù vậy, tổ chức thực hiện kiểm tra trong nội địa và kiểm soát ở biên giới chưa gắn kết với nhau. Đây là thảm họa về lâu dài cho đất nước và nền nông nghiệp.

Cần quyết liệt hơn trong công tác cải cách hành chính. Nghiêm cấm các cấp quản lý đưa ra những quyết định không phù hợp, nửa vời gây phiền hà cho DN; cấp phép lưu hành giấy phép các loại, việc cấp tem hợp chuẩn, hợp quy mang tính chất hình thức, không hiệu quả. Từ đó, kiến nghị chỉ nên công bố tiêu chuẩn, căn cứ vào tiêu chuẩn lực lượng thực thi kiểm tra, DN phải chịu trách nhiệm nếu làm sai trong lĩnh vực này.

Chống hàng giả, hàng nhái: Cải cách để mang lại hiệu quả - Hình 1

Ảnh minh họa

Đặc biệt, cần khắc phục tình trạng văn bản của Nhà nước ban hành còn chồng chéo, trong đó nguyên nhân chính là do giao cho từng bộ, ngành soạn thảo; ít nhiều còn mang tính cục bộ, chưa dám mạnh dạn từ bỏ cơ chế xin, cho. Do đó, cần tăng cường hơn nữa vai trò của Bộ Tư pháp và cơ quan pháp chế của Chính phủ để rà soát, khắc phục các hiện tượng xung đột về pháp luật, hiện tượng trùng lắp trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Điều quan trọng, các bộ cần thống nhất bằng một thông tư liên bộ về các tiêu chí khi kiểm tra hàng hóa trong các cơ quan. Trên thực tế, quy định chưa thống nhất, nhất là cách ghi nhãn hàng hóa. Bộ NN&PTNT cần chấn chỉnh công tác này, ban hành, công bố tiêu chuẩn công khai và tổ chức kiểm tra quyết liệt, xử phạt nghiêm minh.

Tăng cường thực thi

Về kiểm tra và xử lý hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ cần triển khai có trọng tâm, trọng điểm như: thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, đồ uống, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, mỹ phẩm… đối với địa bàn trọng điểm.

Công tác giải quyết hồ sơ khiếu nại, xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quá lâu, thiếu tính đồng bộ. Do đó, cần quy định thời hạn trả lời cho DN.

Mặt khác, không có một cơ quan giám định nào đưa ra các quyết định làm cơ sở pháp lý cho các lực lượng thực thi. Công tác giám định hàng hóa hiện rất khó khăn, chưa khắc phục được: giám định thì kết quả khác nhau, thời gian giám định quá lâu, kết của giám định của sở hữu trí tuệ không rõ ràng, chỉ là tham khảo, gây khó khăn cho lực lượng thực thi.

Vì vậy, Chính phủ có thể cho phép lực lượng thực thi như quản lý thị trường, công an… thành lập một hội đồng giám định về sở hữu trí tuệ, trong hội đồng này có thành viên của Cục Sở hữu trí tuệ và các vụ, cục, viện, hiệp hội có liên quan làm chỗ dựa cho lực lượng thực thi có cơ sở pháp lý trong thực hiện.

Về kinh phí cho các lực lượng kiểm tra, kiểm soát, 789 game tài xỉu đổi tiền that đã nhiều lần kiến nghị với Chính phủ dành kinh phí phạt vi phạm cho việc xử lý hàng giả, kinh phí tiêu hủy. Được biết, Chính phủ đã có quyết định bổ sung vào kế hoạch ngân sách cho các lực lượng thực thi về nhu cầu này. Do đó, nếu các lực lượng thực thi không tích cực thực hiện thì không tạo nên nguồn thu này. Để động viên các lực lượng thực thi chống buôn lậu, hàng giả, đề nghị Nhà nước để lại cho các lực lượng thực thi 50% giao UBND các tỉnh và các lực lượng thực thi TW quản lý, việc chi tiêu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Những tỉnh không có nguồn thu hoặc ít nguồn thu thì Nhà nước sẽ điều hòa từ nguồn thu ngân sách TW…

Hà Thu