Hàng giả diễn biến phức tạp
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung: Hiện nay, thực trạng buôn bán hàng giả trong thương mại điện tử diễn biến phức tạp. Hàng giả xuất hiện tại các trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống, hộ kinh doanh tạp hóa.
Một số thương nhân nhập số lượng lớn hàng, nhưng cất giấu ở địa điểm khác, nhằm mục đích luân chuyển hàng hóa về khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa để bán.
Đánh giá của một số tổ chức uy tín trên thế giới cho biết, mỗi năm, quy mô, giá trị giao dịch hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ lên tới hàng trăm tỷ USD. Hoạt động thương mại phi pháp đã gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, thất thu thuế nhà nước, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, tài chính người tiêu dùng.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng hàng giả ngày càng diễn biến phức tạp, đó là:
Thương mại điện tử phát triển ngày càng nhanh chóng, trong khi việc quản lý các nền tảng có ứng dụng bán hàng chưa chặt chẽ, chưa kiểm soát được chất lượng, thương hiệu loại hàng hóa được đăng bán trên các sàn thương mại điện tử;
Việc xác thực, định danh các tài khoản mạng xã hội chưa triệt để; tình trạng mua bán tài khoản mạng xã hội diễn ra phổ biến, tràn lan, gây khó khăn cho việc kiểm tra, xử lý của lực lương chức năng;
Kiến thức phân biệt hàng thật, hàng giả của đại đa số người tiêu dùng còn hạn chế, ít thông tin, ngại tố giác khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Hiện nay, hoạt động bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp bị làm giả chưa bài bản, chưa chủ động phòng chống, tính bền vững chưa cao, còn tâm lý lo sợ người tiêu dùng quay lưng với sản phẩm của doanh nghiệp bị làm giả;
Việc chia sẻ thông tin của lực lượng chức năng còn hạn chế, chưa thường xuyên, chưa đồng bộ kết nối khai thác được lợi thế dữ liệu thông tin của các bộ, ngành, địa phương liên quan công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả;
Các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà phân phối chưa chủ động, thường xuyên phối hợp cơ quan chức năng phát hiện, xử lý hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
Kinh phí phục vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả còn thiếu, chưa bảo đảm mua sắm trang thiết bị, phương tiện cho lực lượng chức năng; thiếu kho tàng, bến bãi bảo quản tang vật tạm giữ; thời gian xác minh, kiểm định, trả lời của cơ quan chức năng, của chủ thể quyền dài, thậm chí có trường hợp không trả lời.
Lãnh đạo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cũng chỉ ra những tác hại của việc sản xuất, buôn bán, tiêu thụ hàng giả. Theo đó, hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị chất lượng nguồn lao động, giảm cơ hội việc làm, suy yếu nền kinh tế, gây rủi ro cho sức khỏe và môi trường;
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo ra môi trường cạnh tranh không bình đẳng đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính;
Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thất thu thuế, phí, ảnh hưởng tài chính công, làm suy giảm khả năng đầu tư, các định hướng phát triển kinh tế của nhà nước, suy giảm niềm tin đầu tư của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Lãnh đạo Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (789 game tài xỉu đổi tiền that ) cho rằng, thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lớn đến giá trị chất lượng nguồn lao động, làm giảm cơ hội việc làm, làm suy yếu nền kinh tế và gây ra rủi ro cho sức khỏe và môi trường. Chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử, thương mại truyền thống là vấn đề nan giải - là vấn nạn mà các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng, các địa phương tích cực tập trung nhiều giải quyết.
Các chuyên gia đánh giá, để đấu tranh hiệu quả chống hàng giả, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ thì các bộ, ngành, cơ quan chức năng, các địa phương cần quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp và liên tục - coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên trong công tác hoạt động, nhằm dần kiểm soát và đẩy lùi vấn nạn này.
Chủ động đấu tranh chống hàng giả
Ngày 29/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025. Các bộ, ngành chức năng đã ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, thực thi sở hữu trí tuệ, công tác chống hàng giả. Cụ thể:
Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 888/QĐ-TCQLTT về đấu tranh, phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giai đoạn 2021 - 2025; Đề án nâng cao năng lực của cơ quan Quản lý thị trường trong xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính; Đề án ứng dụng công nghệ số và kỹ thuật tiên tiến, nhằm truy xuất nguồn gốc sản phẩm công nghiệp thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển; hoàn thiện thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức thực thi, xây dựng cơ sở dữ liệu, tăng cường kết nối, trao đổi thông tin nâng cao kết quả công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Bộ Công an ban hành Kế hoạch số 273/KH-C03-P3 ngày 12/1/2024 về điều tra cơ bản lĩnh vực chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên phạm vi toàn quốc để triển khai thực hiện trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch số 1364/KH-TCHQ ngày 28/3/2023 về việc kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Theo chức năng, nhiệm vụ tăng cường rà soát, sửa đổi, ban hành các văn bản hướng dẫn chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội cho biết, thời gian qua, nhiều vụ việc làm hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng đã được phát hiện và xử lý. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm này vẫn diễn ra với hình thức ngày càng tinh vi, mẫu mã thay đổi liên tục theo mẫu mã mới của nhà sản xuất, các lực lượng chức năng khó phát hiện, nhận biết.
Vì vậy, thực tế rất cần những giải pháp đồng bộ, nhằm hỗ trợ lực lượng chức năng phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm, cũng như giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể nhanh chóng nhận diện được sản phẩm chính hãng, tránh mua nhầm hàng giả, hàng nhái ở cả các cửa hàng truyền thống cũng như trên môi trường internet, thương mại điện tử...
Nguyễn Kiên