Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc

Lễ hội Pháo Hoa Thị Trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Uyên được UBND và Sở Văn hoá – Thể thao và Du Lịch tỉnh Cao Bằng phục dựng liên tục kể từ năm 2008. Sau 10 năm, phần lễ được gìn giữ đúng nguyên trạng, bản sắc. Lễ hội được tổ chức từ chiều ngày 29 tháng giêng đến hết ngày 02 tháng 02 âm lịch.

 Tương truyền từ thời xa xưa khi đánh tan quân xâm lược nhà Tống, Thánh nhân Nùng Trí Cao đã chọn nơi đây để tổ chức mừng quân chiến thắng (với tên gọi Hội Pháo Hoa). Lễ hội Pháo Hoa đã được phục dựng theo đúng tính chất dân gian truyền thống, thể hiện được bản sắc văn hóa các dân tộc địa phương,  thu hút được đông đảo quan khách, công chúng trong và ngoài tỉnh đến với lễ hội

 Hiện nay, ngoài miếu Bách Linh còn di tích thành Nà Lữ, nơi ông đóng quân có Đền Khâu Sầm (Kỳ Sầm) thờ Nùng Trí Cao (lễ hội đền Khâu Sầm vẫn được tổ chức hằng năm vào ngày 10 tháng giêng). Đền Phja Đeng thuộc xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn là di tích thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Nùng Trí Cao, thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa cộng đồng dân tộc Tày - Nùng với dân tộc Kinh

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo tỉnh, huyện Quảng Uyên cùng các cụ cao niên thực hiện nghi lễ dâng hương tại Miếu Bách Linh

Lễ hội gồm hai phần: Phần có lễ Khai quang (xin được mở mắt cho Rồng) vào chiều ngày 29 tháng giêng. Sáng 02/02, Lễ tế thần: chủ tế đọc chúc văn câu xin 100 vị thần linh thiêng mà đứng đầu là con Rồng phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, làm ăn may mắn, cầu mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc. Lễ rước thần: Gồm 4 đoàn kiệu xuất phát từ Miếu Bách Linh đến đền thờ Thánh nhân Nùng Trí Cao, Đền thờ Trần Hưng Đạo (hai di tích này đã được đầu tư tôn tạo khang trang phục vụ cho sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh và thăm quan của người dân địa phương và du khách trong và ngoài tỉnh) sau đó đi đến các cơ quan, đến từng gia đình.

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 2

Múa Rồng  tại lễ hội Pháo Hoa Thị Trấn Quảng Uyên.

Phần hội được tổ chức tại sân vận động trung tâm huyện từ ngày mùng một đến hết ngày mùng hai, tai đây diễn ra nhiều trò dân gian như: Múa Rồng, múa Kỳ lân, tung còn, hát giao duyên, kéo co, đá bóng, cầu lông, thi chim Chào mào hót, chọi gà ... và các hoạt động văn nghệ quần chúng chào mừng lễ hội.

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 3

Hát Giao duyên tại  Pháo Hoa Thị Trấn Quảng Uyên.

Đặc biệt, để kết thúc lễ hội pháo hoa hàng năm là trò cướp đấu pháo, một trò chơi mang đậm bản sắc riêng của ngày hội Pháo Hoa. Mỗi đội có 3 thành viên để hỗ trợ và thực hiện các chiến thuật truyền đầu pháo và bảo vệ đồng đội với mục tiêu mang đầu pháo tuân theo đúng với quy định, luật chơi về đặt trước kiệu ban tế là đội thắng cuộc.  Đây là cuộc chơi vui, khỏe, rèn luyện tính nhanh nhẹn, có tinh thần thượng võ, lôi cuốn các chàng trai khỏe mạnh từ các địa phương tham gia. Mọi người quan niệm rằng, xã nào bắt được đầu pháo thì cả năm xã đó sẽ may mắn, phát tài, phát lộc, đem vinh dự về cho xã mình. Đội nào thắng cuộc giải thưởng là con lợn quay trên kiệu trong lễ rước thần, và sẽ được đoàn rước thần đưa về tận địa phương. Năm nay người có được may mắn và vinh dự là người chiến thắng là anh Lê Thành Tân thuộc đội thị trấn

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 4

Cướp đầu pháo tại lễ hội Pháo Hoa Thị Trấn Quảng Uyên.

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Anh Lê Thành Tân  và đồng đôi là  những người chiến thắng trò cướp đấu pháo trong lễ hội pháo hoa năm nay

Du khách đến với lễ hội không chỉ được chiêm ngưỡng, thưởng thức các trò chơi dân gian, những làn điệu của những hát Then và tiếng nhạc từ cây đàn tính mà du khách còn được thưởng thức điệu hát  Pèo Khưn và Hà Lều là hai loại hình nghệ thuật riêng có của huyện.

Bên cạnh đó, du khách có thể tận mắt trải nghiệm về một hiện tượng kì thú độc nhất vô nhị chỉ có ở  mó nước Rằng Phặt xã Hồng Quang (cách TT  Quảng Uyên 8km). Với truyền thuyết  mang đậm tính huyền bí về 3 cô “thần giữ của” dưới mó nước, hãy dâng nước lên để bít lối đi vào hang vàng hang bạc.

Cao Bằng: Lễ hội Pháo Hoa góp phần gìn giữ các giá trị văn hoá dân tộc - Hình 6

Mó nước Rằng Phặt nổi tiếng vì " hiểu được tiếng người" ở xã Hồng Quang,  Quảng Uyên 

Song chúng tôi cũng đã thực nghiệm nhiều lần chỉ cần có âm thanh (tiếng nói chuyện, tiếng gõ ... ) thì ở một hang khá rộng gần mó nước vọng lại âm thanh từ trong lòng núi và ngay sau đó nước từ trong lòng núi trào ra khiến cho mực nước của mó dâng lên rất nhanh rồi lại từ từ hạ xuống.

Hiện tượng kỳ thú này góp phần cùng với các dự án  du lịch cộng đồng xã Quốc Dân (Quảng Uyên), xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) (do tổ chức Helvetas Thụy Sỹ tại Việt Nam tài trợ bằng nguồn vốn không hoàn lại) hay rộng hơn là các thắng cảnh thác Bản Dốc, di tích hang Pác Bó...giúp Quảng Uyên nói riêng và Cao Bằng nói chung có các sản phẩm du lịch, phong phú, đa dạng, bền vững... thu hút du khách trong và ngoài nước đến thăm quan và trải nghiệm.

Hoàng Thiệp

Bài liên quan

Tin mới

Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3
Hải Dương: Huy động tổng lực khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản đối với tỉnh Hải Dương. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả của bão, sớm đưa cuộc sống của người dân, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp ổn định trở lại.

Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh
Quảng Ninh: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ tham gia ứng cứu sự cố tràn đập Hà Thanh

Trong sáng 9/9, do hoàn lưu sau bão số 3 kèm theo mưa lớn, nước lũ dâng cao tràn đập Hà Thanh, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên (tỉnh Quảng Ninh) khiến hàng trăm hộ dân ngập trong nước.

Lào Cai tiếp tục sạt lở đất làm 5 người bị vùi lấp
Lào Cai tiếp tục sạt lở đất làm 5 người bị vùi lấp

Ngày 9/9, tại thôn Hấu Dào, xã Bản Phố xảy sạt lở đất đá làm đổ sập hoàn toàn một nhà dân khiến 5 người chết và 1 người bị thương.

Có khoảng 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu
Có khoảng 10 ô tô, 13 nạn nhân rơi xuống sông trong vụ sập cầu Phong Châu

Theo báo cáo sơ bộ từ địa phương, có khoảng 10 ô tô, 2 xe máy và 13 người bị rơi xuống sông Hồng khi cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32 tại tỉnh Phú Thọ bị sập.

Sơn La: Bộ đội Biên phòng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão
Sơn La: Bộ đội Biên phòng giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão

Trong 2 ngày (7 và 8/9), do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa bàn khu vực biên giới xảy ra mưa lớn cục bộ và kéo dài. Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị cơ sở trực quân số để sẵn sàng ứng phó, giúp Nhân dân khắc phục hậu quả do mưa bão gây ra.

Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành do ảnh hưởng mưa lũ
Lào Cai: Tạm dừng thông quan qua cửa khẩu Kim Thành do ảnh hưởng mưa lũ

Do ảnh hưởng của mưa lũ, từ 13 giờ hôm nay (9/9), phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, tỉnh Lào Cai.