Cảnh báo trò lừa đảo tin nhắn mạo danh ngân hàng để chiếm đoạt tiền
Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) cảnh báo tình trạng thuê bao di động nhận được các tin nhắn mạo danh các ngân hàng như TPBank, Sacombank, ACB, Zalopay… gửi nội dung lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền.
Những tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster). Đây là các thiết bị có nguồn gốc nước ngoài, được mua bán, sử dụng trái phép nhằm phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt là người dùng tại các đô thị.
Những kẻ lừa đảo dùng thiết bị trên gửi tin nhắn rác trực tiếp vào điện thoại mà không thông qua mạng viễn thông di động. Chúng thay đổi thông tin nguồn gửi (số điện thoại, đầu số hoặc tên định danh) nhằm tạo lòng tin, đánh lừa người dùng.
Nội dung tin nhắn thường là quảng cáo, hướng dẫn hoặc chứa đường link tới website giả mạo giống website chính thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng để dẫn dụ và đánh cắp thông tin người dùng như tài khoản, mật khẩu, mã OTP…
Kẻ lừa đảo dùng thông tin cá nhân của người dùng để đăng nhập vào website chính thức của các tổ chức tài chính, ngân hàng, lấy mã xác thực OTP (nếu cần). Sau khi điện thoại người dùng nhận được mã xác thực OTP, website giả mạo sẽ được điều hướng sang trạng thái yêu cầu người dùng cung cấp mã xác thực OTP. Người dùng không cảnh giác sẽ cung cấp OTP và kẻ lừa đảo hoàn tất quá trình chiếm đoạt tiền trong tài khoản.
Xác định đây là hành vi rất tinh vi và nguy hiểm, Cục An toàn thông tin đang phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, các cơ quan chức năng, doanh nghiệp viễn thông để triển khai các biện pháp ngăn chặn, điều tra, xác minh người vi phạm pháp luật.
Để phòng ngừa và phối hợp xử lý, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng (app) trong tin nhắn nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng.
Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, đề nghị phản ánh với Cục An toàn thông tin qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua website //thongbaorac.ais.gov.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý.
Trang Nguyễn
Tin mới
Hậu Giang: Triệt phá vụ tàng trữ trái phép chất ma túy
Đội Điều tra tổng hợp (Công an huyện Châu Thành) kết hợp với Công an xã Đông Thạnh, tiến hành bố trí lực lượng, bắt quả tang hành vi phạm tội của đối tượng Trường, có dấu hiệu tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy...
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 11/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
TP. HCM: Khởi công dự án 2.000 căn hộ tại cửa ngõ khu tây
Dự án Khu phức hợp căn hộ Destino Centro với khoảng hơn 2.000 căn hộ, do Công ty CP Bất động sản Seaholdings đầu tư và phát triển - đã chính thức khởi công, tại cửa ngõ khu tây TP. HCM...
Nam Định: Hàng trăm hộ dân huyện Ý Yên phải di dời khẩn cấp
Tại huyện Ý Yên (Nam Định) do mưa lớn kéo dài nước sông Đáy, sông Đào dâng cao, chính quyền phải di dời khẩn cấp hơn 500 hộ dân ngoài khu vực đê vào nơi an toàn.
Vĩnh Phúc ra lệnh báo động I trên sông Hồng tại 2 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc do nước dâng cao
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra lệnh báo động lũ trên sông Hồng tại 2 huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc.
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 11/9 của các công ty chứng khoán.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu