Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cần bổ sung “kịch bản trung bình” về tốc độ tăng trưởng GDP để đảm bảo tối ưu

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).

Sau phiên khai mạc kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV vào sáng ngày 05/01, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đọc tờ trình trước Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hai kịch bản phát triển

Báo cáo quy hoạch đã dự báo, đánh giá các tác động, xu hướng ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh của quốc gia trong thời kỳ quy hoạch;

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị bổ sung đánh giá các xu thế có tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn tới như: Phát triển xanh, phát triển bao trùm, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn và đổi mới sáng tạo để định hướng phát triển và tổ chức không gian đất nước trong thời kỳ tới. Đồng thời, bổ sung dự báo về xu thế phát triển xã hội, các xu hướng hiện nay trên thế giới ảnh hưởng, tác động đến nước ta.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Ảnh Quochoi.vn.

Về kịch bản phát triển, Ủy ban Kinh tế nhận thấy báo cáo quy hoạch đề xuất 2 kịch bản phát triển:

Kịch bản thứ nhất: Kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,26%/năm giai đoạn 2021 - 2025; 6,34%/năm giai đoạn 2026 - 2030; 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021 - 2030; 6,49%/năm giai đoạn 2031 - 2050.

Kịch bản thứ hai: Kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,63%/năm giai đoạn 2021 - 2025, 7,48%/năm giai đoạn 2026 - 2030, 7,05%/năm cho cả giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng trưởng có khả năng đạt 7,16%/năm trong giai đoạn 2031 - 2050.

Trong đó, kịch bản thứ nhất được coi là kịch bản thận trọng, trong khi kịch bản thứ hai đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn. Tuy nhiên, theo Ủy ban Kinh tế, cần bổ sung “kịch bản trung bình” tối ưu nhất giữa kịch bản thấp và kịch bản phấn đấu.

Cần tính toán kỹ lưỡng để thực hiện quy hoạch

Ông Vũ Hồng Thanh nêu rõ, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 7% trong giai đoạn 2021 - 2030, dự kiến cần 48,3 triệu tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với giai đoạn 2011 - 2020 (khoảng 15 triệu tỷ đồng).

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế cho rằng, trong phương án huy động nguồn lực, Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa có giải pháp mới, đột phá. Do đó, đề nghị cần tính toán kỹ lưỡng, làm rõ hơn để bảo đảm tính khả thi cho quy hoạch.

Báo cáo quy hoạch cũng mới chỉ đưa ra một số yêu cầu sơ lược về nhu cầu tài chính cùng với những giải pháp huy động vốn đầu tư khá chung chung, vì thế cần làm rõ hơn nguồn lực cho các mục tiêu phát triển.

Đặc biệt, nhu cầu về vốn đầu tư cho xây dựng các công trình thủy lợi, đê điều, công trình phòng, chống ngập úng, giao thông đường sắt… tại báo cáo quy hoạch là rất lớn, trong khi nguồn lực của đất nước còn hạn chế.

gggggggggggg
Cần tính toán kỹ lưỡng để thực hiện quy hoạch. (Ảnh minh hoạ)

Cũng theo Ủy ban Kinh tế, Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mà Chính phủ trình Quốc hội đã đề xuất 6 nhóm giải pháp, nguồn lực thực hiện. Đây là các nhóm giải pháp mang tính vĩ mô, đột phá và cần có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong quá trình tổ chức, thực hiện quy hoạch.

Bên cạnh đó, Quy hoạch cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ quy hoạch cũng như nhiều định hướng phát triển lớn.

Riêng định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội đã bao gồm 4 vùng động lực quốc gia, 10 hành lang kinh tế, 2 khu vực lãnh thổ cần bảo tồn và vùng hạn chế phát triển và 3 ngành quan trọng cần phát triển.

Cần có các giải pháp cụ thể, đột phá

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết các ý kiến vẫn được đánh giá là còn chung chung và chưa có các giải pháp cụ thể, đột phá, quy định cụ thể thời hạn, lộ trình phấn đấu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, như thời gian phải hoàn thành kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia, huy động đầu tư theo hình thức đối tác công tư....

Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị nghiên cứu, làm rõ hơn. Đồng thời, báo cáo thẩm tra cũng đề nghị nghiên cứu, bổ sung về nội dung chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực toàn diện, phát huy và sử dụng nguồn lực có hiệu quả.

Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn; coi trọng chất lượng giáo dục phổ thông với các chỉ số đánh giá chi tiết và có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của các khu vực miền núi, khó khăn.

Trong quy hoạch, lựa chọn một số địa bàn có điều kiện thuận lợi nhất để hình thành các vùng động lực quốc gia. Bao gồm: Vùng động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); vùng động lực phía Nam (TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Bà Rịa-Vũng Tàu); vùng động lực miền Trung (khu vực ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi) và vùng động lực ĐBSCL.

Các cực tăng trưởng tương ứng của mỗi vùng là Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ.

Từng bước xây dựng, hình thành vùng động lực tại các vùng Trung du và miền núi phía Bắc, khu vực Bắc Trung Bộ, vùng Tây Nguyên.

Đến năm 2030, sẽ ưu tiên phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam và 02 hành lang kinh tế Đông - Tây là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Mộc Bài – TP. HCM - Vũng Tàu.

Trong dài hạn, từng bước hình thành và phát triển các hành lang kinh tế theo đường Hồ Chí Minh và cao tốc Bắc - Nam phía Tây qua địa bàn Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và 6 hành lang kinh tế Đông - Tây, bao gồm: Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội; Cầu Treo - Vũng Áng; Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng; Bờ Y - Pleiku - Quy Nhơn; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng; Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau.

Minh An (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Facebook đã cho phép người dùng bình luận ẩn danh
Facebook đã cho phép người dùng bình luận ẩn danh

Nhiều người dùng Việt Nam cảm thấy hứng thú khi có thể trải nghiệm tính năng bình luận ẩn danh trên mạng xã hội Facebook.

Quảng Ninh: Đẩy nhanh việc triển khai dự án Hồ chứa nước Đồng Dọng, Vân Đồn
Quảng Ninh: Đẩy nhanh việc triển khai dự án Hồ chứa nước Đồng Dọng, Vân Đồn

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh vừa làm việc với huyện Vân Đồn và các đơn vị liên quan để chỉ đạo thực hiện đầu tư dự án Hồ chứa nước Đồng Dọng, huyện Vân Đồn và bàn các giải pháp hỗ trợ, khôi phục kinh tế địa phương.

Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững
Ngân hàng chủ động tăng vốn, tạo đà phát triển bền vững

Tăng vốn điều lệ là một trong những vấn đề quan trọng và cách hữu hiệu nhất giúp ngân hàng tăng tỷ lệ an toàn vốn, đảm bảo an toàn hoạt động và là cơ sở để mở rộng hoạt động kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định 113/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX 2023. Trong đó, nhiều chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định cụ thể.

Đồng Nai: 28 trụ sở làm việc Công an được phê duyệt chủ trương đầu tư
Đồng Nai: 28 trụ sở làm việc Công an được phê duyệt chủ trương đầu tư

Sau 1 năm triển khai thực hiện Đề án xây dựng trụ sở làm việc phục vụ công tác cho Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Hiện tỉnh đã có 28 trụ sở làm việc Công an xã, thị trấn được phê duyệt chủ trương đầu tư (27 xã và 1 thị trấn), với tổng mức đầu tư trên 289 tỷ đồng.

Hải Dương: Tưởng niệm 582 năm ngày mất Nguyễn Trãi
Hải Dương: Tưởng niệm 582 năm ngày mất Nguyễn Trãi

Sáng 18/9, tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi (1442 - 2024), tại đền thờ Nguyễn Trãi trong khu di tích Côn Sơn.