Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững

Vừa qua, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã tổ chức Hội thảo với hình thức trực tuyến về “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững” trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Theo đó, Việt Nam vẫn cần thúc đẩy các cải cách đủ sâu rộng để phục hồi tăng trưởng một cách bền vững.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho rằng: “Dịch bệnh đang có chiều hướng phức tạp, Chính phủ đã nhanh chóng bắt tay vào điều hành phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới “mục tiêu kép”, song cũng lắng nghe, cân nhắc với tinh thần cầu thị với những đề xuất mới, như đề xuất cho phép các nhà máy trong khu công nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất trong điều kiện bảo đảm phòng chống dịch, đề xuất cho phép doanh nghiệp chủ động nhập vắc-xin... Chính phủ vẫn ưu tiên bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và ổn định xã hội.

Bà Minh cho rằng, sẽ tập trung hướng tới 3 ưu tiên quan trọng bao gồm: bảo đảm sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô, hướng tới phục hồi xanh và phục hồi bền vững; thúc đẩy phục hồi kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại, mức độ tự chủ của nền kinh tế gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ hướng tới kinh tế số; trang bị kỹ năng mới để cải thiện năng suất.

Bên cạnh đó là việc định hình tư duy cải cách thể chế kinh tế với nhiều giải pháp, nhiệm vụ cải cách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, thúc đẩy thực hiện hiệu quả các FTA mới, mô hình phát triển kinh tế bền vững…

Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững
Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng Ban nghiên cứu tổng hợp, thay mặt nhóm nghiên cứu CIEM báo cáo khái quát kinh tế 6 tháng đầu năm 2021, trong đó khẳng định, kinh tế toàn cầu có phục hồi rõ nét hơn nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt rủi ro về lạm phát và nợ công. Đáng mừng là, tác động của dịch bệnh càng khiến tư duy phục hồi xanh hướng tới phát triển bền vững càng mạnh mẽ hơn.

Cũng theo ông Dương, bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến khá phức tạp, nhất là đợi dịch thứ tư từ cuối tháng 4 đến hết quý II đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. Rút kinh nghiệm từ ba đợt dịch trước, Chính phủ đã tiếp cận điều hành trong đợt dịch thứ tư đã có sự linh hoạt cần thiết để vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Báo cáo của CIEM tại Hội thảo lần này đã đưa ra hai kịch bản dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Trong kịch bản 1, dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường. Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong Kịch bản 1, chỉ khác ở chỗ dịch bệnh được khống chế sớm trong tháng 8/2021 và giả thiết tốc độ tăng GDP của thế giới, M2, tín dụng và giải ngân đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước ở mức cao hơn. Theo đó, kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,9% theo Kịch bản 1, và 6,2% trong Kịch bản 2. Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 16,4% trong Kịch bản 1 và tăng 18,3% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 4,2 tỷ USD và 5,4 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 2,6% và 2,8%.

Các chuyên gia dự báo, triển vọng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như khả năng kiểm soát dịch; tiến độ giải ngân đầu tư công; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; hỗ trợ kinh tế số và chuyển đổi số; khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA mới; và bảo đảm cơ hội cho lao động nữ.

Thực tế 6 tháng đầu năm 2021, bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế không thực sự thuận lợi hơn so với năm 2020. Chính phủ mới đã khẩn trương vào nhịp điều hành, kế thừa khung chính sách đã có trong năm 2020 và đi trực diện, linh hoạt hơn vào xử lý những vấn đề về phòng dịch và phục hồi kinh tế, có cân nhắc nhiều đề xuất mới một cách cầu thị, quyết liệt hơn.

Từ đó, theo các chuyên gia, cần phải định hình cách tiếp cận đối với một số vấn đề cải cách chính sách kinh tế; trong đó bảo đảm có sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô trong quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế, hướng tới phục hồi xanh và phục hồi bền vững; hoàn thiện tư duy về nâng cao năng lực nội tại, mức độ tự chủ của nền kinh tế trong bối cảnh mới, gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; nhanh chóng hoàn thiện căn bản khung pháp lý cho đổi mới sáng tạo nói chung và kinh tế số nói riêng.

Các chuyên gia khuyến nghị, cần đặc biệt lưu ý tới sự trỗi dậy của khối tư nhân, nhất là tái cấu trúc vô cùng mạnh mẽ của khu vực kinh tế doanh nghiệp tư nhân này, từng bước thiết lập một thế hệ doanh nghiệp nhỏ và vừa mới có quy mô vốn trung bình cao hơn, ứng dụng công nghệ số và khoa học công nghệ cao hơn. Đầu tư tư nhân được kỳ vọng có cải tổ mạnh mẽ, hầu hết đều nhất trí rằng “trong thách thức vẫn có cơ hội”.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc
Việt Nam không ngừng có những đóng góp rất quan trọng cho Liên Hợp quốc

Đó là khẳng định của Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 Dennis Francis khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Liên Hợp quốc và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 79.

Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ
Đêm nay, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Bộ

Khoảng đêm 21/9 và sáng sớm 22/9, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến hầu hết khu vực phía Tây Bắc Bộ và một số nơi ở Bắc Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5.

Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Bà Đặng Bích Hà sẽ được an táng tại Vũng Chùa - Đảo Yến

Lễ an táng bà Đặng Bích Hà được tổ chức vào 6h sáng 29/9 tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp an nghỉ.

Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...
Chủ tịch Tập đoàn VinGroup đề xuất đẩy mạnh đầu tư đào tạo, nâng tiêu chuẩn nhà ở xã hội...

Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch VinGroup chia sẻ: Hội nghị thường trực Chính phủ với doanh nghiệp là hành động truyền lửa để cộng đồng doanh nghiệp như VinGroup có thêm động lực, năng lượng phấn đấu phát triển kinh tế hơn nữa.

Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024
Doanh nhân Hải Yến giữ vai trò Phó ban giám khảo cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam, một cuộc thi nhan sắc tôn vinh vẻ đẹp và trí tuệ của người phụ nữ Việt, bên cạnh đó là thông điệp giá trị ý nghĩa về bảo vệ môi trường biển.

Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ
Đồng Nai: “Nhà lầu ông Phủ” 100 năm tuổi có nguy cơ bị đập bỏ

Nằm trong quy hoạch dự án đường ven sông ở TP. Biên Hòa, căn biệt thự 100 năm tuổi của Đốc phủ Võ Hà Thanh khả năng sẽ bị đập bỏ.