Cách mạng công nghiệp 4.0: Được gì và mất gì?
Thời gian gần đây, cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhắc tới khá nhiều và trở thành một cụm từ khá phổ biến tại Việt Nam.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2017 sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, phải tận dụng cơ hội, có giải pháp hạn chế thách thức của CMCN 4.0. Các cấp, các ngành, trước hết là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí, bản thân các tập đoàn, tổng công ty phải làm tốt công tác truyền thông, tăng cường nhận thức về CMCN 4.0, để toàn xã hội, từng người dân, mọi doanh nghiệp, mọi cơ quan, các tổ chức đều hiểu về thời cơ, thách thức của CMCN 4.0.
Từ nhận thức đó, có cách ứng xử, có định hướng, tư duy phát triển phù hợp. “Cần phải nói cho mọi người biết rằng CMCN 4.0 không phải là việc của riêng Chính phủ, của các viện nghiên cứu mà đây là việc của toàn xã hội, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống xã hội, kể cả chính trị, kinh tế, văn hóa, lao động, giáo dục, quốc phòng an ninh.
Tại Diễn đàn CEO 2017 với chủ đề “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Được và mất”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức chiều 7/4 tại Hà Nội, các doanh nhân, chuyên gia kinh tế đã có những đánh giá về bản chất cuộc cách mạng nói trên và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam.
Ông Ngô Văn Tuấn, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có thể có tác động to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường toàn cầu, khu vực, trong từng quốc gia, đến từng doanh nghiệp. Ranh giới giữa các ngành công nghiệp truyền thống, ranh giới giữa các ứng dụng công nghiệp và phi công nghiệp có thể bị xoá nhoà. Không chỉ sản phẩm mà các dịch vụ cũng sẽ được tạo ra hàng loạt bàng phương pháp công nghiệp.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, đây là cuộc cách mạng công nghiệp chắp cánh cho 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đó, giúp năng suất tăng lên đáng kể nhờ khoa học kỹ thuật nhưng chu kỳ sản phẩm lại ngắn đi nhiều so với hiện nay… Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo cơ hội chưa từng thấy cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đòi hỏi Chính phủ phải thay đổi nhiều chính sách để thành công.
Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT nhận định, lúc này khi cuộc cách mạng mới bắt đầu, không phải Chính phủ nào cũng nói về cuộc cách mạng này nhiều như ở Việt Nam. Thứ hai, từ khi ngành công nghệ thông tin đặt mục tiêu vươn ra thế giới thì tiềm lực ngành cũng vượt trội so với năng lực kinh tế Việt Nam. Thứ ba là cuộc cách mạng này không phải cuộc cách mạng của các đại gia mà là cuộc cách mạng của mọi người. Trong đó, có thể có những nhóm rất bé, chỉ có vài người nhưng những nhóm nhỏ đó sẽ thay đổi tương lai, diện mạo của các ngành kinh tế.
Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) dự báo, với cách mạng công nghiệp 4.0, các ứng dụng công nghệ hiện đại sẽ tiếp lục len lỏi vào từng gia đình. Các thiết bị nhỏ nhất trong mỗi nhà cũng dần dần được kết nối Internet, thực hiện nhiều việc giúp đời sống mỗi người thuận tiện hơn. Tất nhiên, các doanh nghiệp phải ứng dụng cách mạng công nghiệp này vào kinh doanh để giúp giảm giá thành, làm cho tổng thể xã hội tốt lên.
Bà Nguyễn Thanh Huyền, Tổng giám đốc Tổng công ty May 10 cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, đối với riêng ngành dệt may, bà Huyền dự báo, đa số lao động ngành dệt may, da giày Việt Nam trong tương lai sẽ thất nghiệp do khả năng cạnh tranh của máy móc.
Ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nhìn nhận, trong ngắn hạn, Việt Nam chưa thể bắt kịp, còn trung hạn vẫn là một dấu hỏi lớn. Bởi theo ông, về bản chất, muốn đón nhận thế nào còn phải phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính sách.
Đồng quan điểm, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là thách thức lớn đối với Việt Nam. “Muốn bắt kịp phải có sự đột biến, mà đột biến thì phải có điều kiện. Chỉ có Nhà nước mới tạo được đột biến”.
Minh Thúy
Tin mới
Những mẫu điện thoại Xiaomi nào nhận được bản vá bảo mật tháng 9
Xiaomi Pad 6, Pad 5, Xiaomi 14 Ultra, MIX Flip và Redmi K50 Gaming là những thiết bị đầu tiên nhận được bản vá bảo mật tháng 9/2024, giúp tối ưu hóa hệ thống, đồng thời bảo vệ người dùng khỏi các lỗ hổng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thăm, động viên và hỗ trợ ngành Giáo dục Yên Bái sau bão số 3
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã về thăm, động viên ngành Giáo dục Yên Bái vào chiều 14/9.
Ngành giáo dục Lạng Sơn cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão lũ
Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tại cuộc kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3 ngày 15/9/2024.
Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, cố gắng ngày 16/9 sẽ đưa học sinh đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 18/9.
Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 3 đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển năm 2024.
Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (15/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch chậm.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới