Các doanh nghiệp tỉnh Nghệ An: Loay hoay xây dựng thương hiệu
Xây dựng và phát triển thương hiệu là vô cùng quan trọng, nó đánh giá mức độ thành công và vị trí của Doanh nghiệp (DN) trên thương trường. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đa số các doanh nghiệp ở Nghệ An còn yếu trong việc tạo dựng, phát triển thương hiệu.
Tài chính khó khăn
Với hơn 10.000 Doanh nghiệp đang hoạt động, là tỉnh có số lượng DN khá lớn, trong đó, 97% là DNNVV; có tới 98% thiếu chiến lược phát triển thương hiệu. Theo Sở KH&CN, tính đến quý II năm 2018, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 636 nhãn hiệu, 53 kiểu dáng, 7 giải pháp hữu ích và 10 sáng chế được đăng ký và bảo hộ. Hoạt động đăng ký bảo hộ quyền SHCN còn quá ít so với hoạt động kinh tế của tỉnh; tỷ lệ đơn đăng ký, cấp văn bằng bảo hộ quyền SHCN của tỉnh Nghệ An so với cả nước còn thấp, chỉ bằng 0,46%.
Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) – Chi nhánh Nghệ An tổ chức điều tra nhu cầu của DN trên địa bàn về vấn đề đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, kết quả cho thấy chỉ có 16,4% doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu, 4,9% DN cho biết đang tìm hiểu, 50,4% doanh nghiệp chưa đăng ký sản phẩm, dịch vụ, 11,7% DN trả lời chưa có nhu cầu, chưa quan tâm và chưa có ý định đăng ký…
Nhiều DNNVV gặp khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ
Theo tìm hiểu, phần lớn các DN đang gặp nhiều khó khăn về tài chính, thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong bối cảnh ngày càng có nhiều sản phẩm ngoại có thương hiệu tràn ngập thị trường trong xu thế NTD đang có xu hướng lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, hoặc giá rẻ.
Sở Công thương Nghệ An cho biết, trong thời gian qua, UBND tỉnh đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho DN trong việc triển khai chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu của mình. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế. Ngày 27/8/2015, UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 46/2015/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ DN trên địa bàn tỉnh, xây dựng và phát triển thương hiệu giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, sẽ có nhiều nội dung hỗ trợ DN xây dựng và phát triển thương hiệu với kinh phí dự kiến khoảng 20 tỷ đồng, trong đó DN tham gia đóng góp khoảng 13,9 tỷ đồng (69,5%), Nhà nước hỗ trợ 6,1 tỷ đồng (30,5%), trung bình mỗi năm là 1,220 tỷ đồng để hỗ trợ tổ chức tập huấn cho khoảng 200 - 300 học viên, hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho 4 - 6 DN/năm.
Yêu cầu bức thiết
Những bất cập đó cho thấy áp lực trước hội nhập là rất lớn. Vì thế, việc xây dựng một thương hiệu lớn mạnh, đứng vững trong cuộc cạnh tranh thị trường hiện nay là hết sức cần thiết.
Theo ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch HĐQT - Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ An: Việc xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm trong một thị trường cạnh tranh là yêu cầu thiết yếu, vô cùng quan trọng đối với việc khẳng định các giá trị DN và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, việc tham gia thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do thì yêu cầu đối với việc phát triển thương hiệu trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như vậy càng trở nên cấp thiết.
Vấn đề thương hiệu đang được các DN quan tâm, chú ý và bàn đến nhiều, ngay cả với các DNNVV. Người ta nói đến thương hiệu như là một yếu tố sống còn đối với DN, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng. Thương hiệu được coi là một tài sản vô hình, rất có giá của DN. Thương hiệu là dấu hiệu để NTD lựa chọn hàng hóa và dịch vụ của DN trong muôn vàn hàng hóa cùng loại.
Ông Hoàng Đức Lâm - Giám đốc Công ty Hoàng Nguyên nhìn nhận: Thương hiệu uy tín sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp trước sự đa dạng hàng hóa như hiện nay. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thương hiệu không chỉ dành cho các công ty lớn, mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển thành công, bền vững cần thiết ưu tiên xây dựng thương hiệu uy tín, coi trọng lợi ích của khách hàng, cùng với đó là các cách thức xây dựng hình ảnh, chú trọng truyền thông, lan tỏa thương hiệu.
Thương hiệu góp phần duy trì và mở rộng thị trường cho DN, nâng cao văn minh thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Trong xu thế hội nhập, việc xây dựng và phát triển thương hiệu - sẽ giúp các DN được nhiều đối tác biết đến và bán được nhiều sản phẩm với giá cạnh tranh.
Mạnh Hùng
Tin mới
Bất động sản Việt Nam “đội sổ” về tính minh bạch tại Đông Nam Á
Tại bảng xếp hạng tính minh bạch bất động sản toàn cầu năm 2024, Việt Nam xếp hạng 49 với 3,25 điểm, tiếp tục nằm trong nhóm “bán minh bạch”.
Hải Dương: Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị tối đa 80m2
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định số 37/2024 quy định hạn mức giao đất, hạn mức công nhận đất ở, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; điều kiện tách thửa đất, hợp thửa đất;...
Bình Định: Công ty bia Quy Nhơn ủng hộ đồng bào vùng bão lũ miền Bắc
Ngày 18/9, tại Khu Công nghiệp Phú Tài, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ phát động “Quyên góp, ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3”. Kết quả, tại Lễ phát động, tập thể cán bộ, công chức, người lao động Công ty bia Quy Nhơn đã hưởng ứng, quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng bão lũ phía Bắc số tiền 81.680.000 đồng…
Phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam thăm, tặng quà gia đình bị ảnh hưởng bão số 3
Sáng 18/9, Đoàn công tác của phụ nữ Cảnh sát biển Việt Nam đã đến thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình chính sách, hộ dân gặp khó khăn tại xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3...
Quảng Trị: Xã Tân Thành “Trao địa chỉ nhân đạo - Tiếp sức đến trường”
Ngày 18/9, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tổ chức Chương trình “Trao địa chỉ nhân đạo” năm 2024 với mục đích nhằm chia sẽ gánh nặng với gia đình các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có hoàn cảnh khó khăn, giúp các em có thêm động lực vươn lên trong học tập, qua đó lan tỏa rộng khắp những việc làm ý nghĩa của các tổ chức, cá nhân, những giá trị tốt đẹp trong xã hội.
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9