Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Các đề xuất tại diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”

Dự Diễn đàn có 450 cán bộ, đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, trong đó có 95 công nhân lao động tiêu biểu về sức sáng tạo, năng suất cao được lựa chọn từ các ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước.

Sáng 26/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tháng Công nhân năm 2024 và là hoạt động tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sáng 26/5 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sáng 26/5. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Diễn đàn là cơ hội để cán bộ công đoàn, đoàn viên, công chức, viên chức, công nhân lao động phát huy vai trò và trách nhiệm của mình trong đề xuất, kiến nghị các giải pháp thúc đẩy tăng năng suất lao động quốc gia, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Diễn đàn cũng là hoạt động quan trọng trong chuỗi các hoạt động sôi nổi, thiết thực được các cấp Công đoàn tổ chức trên khắp mọi miền đất nước trong Tháng Công nhân năm 2024 và hướng tới kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024).

Đến dự Diễn đàn, có đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội; Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nguyễn Đình Khang, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam; Phạm Tất Thắng - Phó Trưởng ban Thường trực ban Dân vận Trung ương; Trần Sỹ Thanh - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Cùng dự còn có các đồng chí lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng Trung ương; lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; lãnh đạo Ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo một số địa phương lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo nghề.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024.

Đặc biệt, dự Diễn đàn có 450 cán bộ, đoàn viên công đoàn, công chức, viên chức, trong đó có 95 công nhân lao động tiêu biểu về sức sáng tạo, năng suất cao được lựa chọn từ các ngành, địa phương, đơn vị trong cả nước.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, thực hiện Thông báo số 77-TB/TW ngày 24/2/2012, kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đồng ý tháng Năm hằng năm là Tháng Công nhân, từ năm 2016, các chương trình gặp gỡ, đối thoại, trao đổi giữa Thủ tướng Chính phủ với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động và các cấp công đoàn cả nước đã trở thành hoạt động thường niên nhằm thúc đẩy sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội giải quyết các vấn đề của công nhân, chăm lo xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh.

Đứng trước yêu cầu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế -xã hội nhiệm kỳ 2021-2026 mà Đảng, Quốc hội, Chính phủ đặt ra, tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành của Công đoàn với Chính phủ, nhân dịp Tháng Công nhân năm 2024 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024), Tổng LĐLĐVN tổ chức Diễn đàn với chủ đề "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" với mong muốn Diễn đàn là dịp để công nhân, viên chức, công chức, cán bộ công đoàn và các doanh nghiệp ở các vị trí khác nhau cùng trao đổi, bàn thảo, đánh giá về thực trạng năng suất lao động Việt Nam, nguyên nhân và điểm nghẽn" - ông Nguyễn Đình Khang cho hay.

Đặc biệt là các đề xuất, kiến nghị, hiến kế với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp tiếp tục thúc đẩy nâng cao năng suất lao động chủ yếu từ giác độ người lao động. Diễn đàn kính mong nhận được sự chia sẻ, đánh giá và thông điệp được truyền đi từ Thủ tướng Chính phủ đến người lao động cả nước về vấn đề nâng cao năng suất lao động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự diễn đàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự diễn đàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Bà Vũ Thị Mai, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) cho rằng việc duy trì năng suất lao động cao là một trong những cơ sở quan trọng để Chính phủ quyết định ban hành một nghị định riêng về tiền lương cho Viettel và đây cũng đã trở thành tiền đề quan trọng giúp Viettel có được những thành tựu như ngày hôm nay. Năm 2023, năng suất lao động theo doanh thu của toàn Tập đoàn là hơn 4,1 tỷ đồng/người/năm. Trong đó, tại 1 số đơn vị viễn thông, công nghệ số thì con số này là hơn 9 tỷ đồng/người/năm, tương đương với các Doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới cùng lĩnh vực (Orange-Pháp, Telefornica-Tây Ban Nha).

Từ thực tiễn triển khai, đại diện cho Viettel, bà Vũ Thị Mai chia sẻ một số giải pháp để thúc đẩy năng suất lao động với 3 trụ cột chính là Nhân lực, Công cụ và Cơ chế chính sách.

Theo bà Mai: Thứ nhất, chất lượng nguồn nhân lực mang ý nghĩa quyết định đến việc thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động. Viettel chú trọng lựa chọn những nhân sự phù hợp trên cả 3 khía cạnh: Kiến thức, kỹ năng và thái độ. Việc tuyển dụng hay bổ nhiệm cán bộ quản lý các cấp ngoài dựa trên năng lực, thành tích thì cần cả yếu tố phù hợp với văn hóa. Nhờ đó, chúng tôi luôn tuyển chọn được các nhân sự không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có tinh thần sẵn sàng dấn thân, cống hiến. Kết quả là,Viettel hiện đang sở hữu đội ngũ hàng nghìn nhân sự chất lượng cao trong các ngành viễn thông, nghiên cứu CNC, làm chủ việc thiết kế, vận hành mạng lưới trên toàn cầu, các công nghệ 4G, 5G hay đội ngũ 300 chuyên gia ANM, có tuổi đời rất trẻ nhưng đã giành được nhiều giải thưởng uy tín trên thế giới. Viettel cũng là DN dẫn đầu về số lượng sáng chế tại Việt Nam với 142 bằng bảo hộ trong nước, 17 bằng bảo hộ tại Mỹ và hơn 220 công nghệ lõi.

Thứ hai, chuyển đổi số mạnh mẽ, áp dụng những công nghệ mới nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh như AI, Phân tích dữ liệu lớn.

Tại Viettel, các hệ thống, công cụ được xây dựng xuyên suốt, đồng bộ để từ cán bộ lãnh đạo đến từng người lao động đều có thể sử dụng. Người bán hàng trực tiếp thông qua ứng dụng mBCCS có thể biết được chỉ tiêu được giao, kết quả bán hàng và mức thu nhập là bao nhiêu.

Cán bộ quản lý có thể dựa trên dữ liệu kinh doanh được cập nhật chính xác để kịp thời ra quyết định. Trong hoạt động chăm sóc khách hàng, trợ lí ảo AI đã được đưa vào sử dụng thông qua các cuộc gọi videoKYC xác thực khách hàng với gần 10 triệu cuộc gọi, hàng chục triệu lượt giải đáp khách hàng tự động 24/7, giúp tiết kiệm khoảng 60 tỉ đồng mỗi năm. Kể cả những ngành trước đây được coi là truyền thống như Bưu chính, chúng tôi đã đưa vào vận hành hệ thống chia chọn thông minh, sử dụng robot tự hành AGV góp phần tăng sản lượng lên 3,5 lần, rút ngắn thời gian chuyển phát và tối ưu đến 60% nhân sự.

Bà Vũ Thị Mai, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Ảnh: Hải Nguyễn
Bà Vũ Thị Mai, Giám đốc nhân sự Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). Ảnh Hải Nguyễn.

Thứ ba, xây dựng các cơ chế chính sách tạo động lực, khuyến khích đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động và trao cơ hội phát triển cho NLĐ dựa trên 5 yếu tố chính gồm:

Một là, về môi trường làm việc: Là một Tập đoàn kinh doanh toàn cầu, đội ngũ cán bộ nhân viên mang nhiều quốc tịch khác nhau, Viettel xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, thân thiện, tôn trọng sự đa dạng. Tập đoàn có nhiều “kênh” để người lao động có thể trực tiếp nêu các khó khăn, vướng mắc hay góp ý về các cơ chế chính sách như: Chương trình đối thoại với TGĐ, diễn đàn trực tuyến “Vì Viettel tốt lên”, qua tổ chức Công đoàn hay Khảo sát mức độ gắn kết của cán bộ nhân viên hàng năm.

Hai là, văn hóa giao việc khó, mang tính thách thức cao để cán bộ nhân viên có cơ hội dấn thân, thể hiện khát vọng cống hiến cho tổ chức và xã hội. Nhờ vậy, Viettel có những cán bộ quản lý luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ đi làm việc tại các thị trường nước ngoài gian khổ nhất. Đây còn là cách để phát hiện người giỏi và đòi hỏi cán bộ nhân viên không ngừng sáng tạo, tìm giải pháp đột phá, tăng năng suất lao động. Tập đoàn cũng xây dựng phong trào sáng kiến ý tưởng mạnh mẽ.

Hiện nay, trung bình mỗi ngày tại Viettel có hơn 2 sáng kiến/ý tưởng mới được công nhận. Một ví dụ cụ thể là đồng chí Nguyễn Tuấn Hồng, nhân viên Tổng Công ty CP Công trình Viettel đã vinh dự được nhận giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh năm 2023 của Tổng LĐLĐVN với 9 sáng kiến, làm lợi hơn 30 tỷ đồng.

Ba là, có cơ chế lương thưởng, đãi ngộ phù hợp với năng lực và thành tích đóng góp để cán bộ nhân viên yên tâm công tác. Nhờ có chính sách đặc thù, Viettel đã xây dựng hệ thống ngạch, bậc rõ ràng, có cơ chế trả lương thưởng tương xứng với năng lực, trách nhiệm và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ nhân viên. Tại các đơn vị kinh doanh mang tính cạnh tranh cao, Viettel áp dụng cơ chế khoán để kích thích cán bộ nhân viên tìm tòi, sáng tạo, nâng cao năng suất lao động và được thưởng tương xứng theo giá trị tăng thêm. Trong ngành bán lẻ vốn gặp rất nhiều khó khăn từ đại dịch Covid-19, nhờ áp dụng cơ chế khoán, chúng tôi vẫn có thể tiếp tục mở rộng hệ thống siêu thị, sử dụng lao động hiệu quả hơn, doanh thu trung bình trên một siêu thị tăng bình quân 10-20%/năm và thu nhập bình quân của NLĐ cũng được tăng lên tương ứng. Tập đoàn còn quan tâm đến việc đa dạng hóa các chương trình phúc lợi như khám sức khỏe định kỳ, mua bảo hiểm sức khỏe trong nước & nước ngoài, bảo hiểm nhân thọ…

Bốn là, chú trọng đến hoạt động đào tạo và phát triển nhất là thông qua luân chuyển công việc: Các chương trình đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ của người lao động thường xuyên được triển khai ở tất cả các cấp độ, từ lãnh đạo cấp cao cho đến nhân viên bán hàng, chuyển phát, ứng cứu thông tin.

Chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội - Tổng Công ty May 10: Đến với Diễn đàn với tư cách là người công nhân trực tiếp sản xuất, tôi muốn chia sẻ suy nghĩ cá nhân về việc Chủ động, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tổng Công ty May 10 tiền thân là các xưởng may quân trang đặt tại chiến khu Việt Bắc được thành lập năm 1946, đã vinh dự được đón Bác Hồ về thăm, được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Hiện công ty có 18 đơn vị thành viên, hằng năm xuất khoảng 30 triệu sản phẩm quy chuẩn tới nhiều thị trường khó tính trên thế giới và trong nước, tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho trên 12.000 lao động. Đến nay, May 10 luôn là điển hình tiêu biểu trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam.

Một trong những yếu tố tạo nên kết quả trên là do Tổng Công ty luôn xác định chủ động học tập nâng cao trình độ là một nhiệm vụ tiên quyết, xuyên suốt và liên tục, từ lãnh đạo, cán bộ quản lý đến nhân viên nghiệp vụ, công nhân như chúng tôi. May 10 đi được đến ngày hôm nay, trong bối cảnh ngành dệt may cạnh tranh gay gắt, là do bắt kịp mọi xu hướng, dẫn đầu mọi công nghệ, không ngừng học tập, không ngừng đổi mới.

Chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội - Tổng Công ty May 10, tham luận về việc chủ động, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chị Phùng Thị Hạnh - công nhân Xí nghiệp Sơ mi Hà Nội - Tổng Công ty May 10, tham luận về việc chủ động, thường xuyên học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, từng bước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Hôm nay, có mặt tại đây, tôi vô cùng tự hào và xúc động khi được báo cáo với Thủ tướng Chính phủ, các lãnh đạo Bộ, Ban, ngành vào đúng dịp 65 năm Bác Hồ về thăm May 10. Tôi nhớ, năm 2010, khi tròn 18 tuổi, bước chân vào May 10, tôi rất vui, nhưng cũng rất lo lắng và bỡ ngỡ. Là công nhân mới, chưa từng qua trường lớp đào tạo, tôi rất ngưỡng mộ các cô chú anh chị đi trước, tôi tự nhủ, nhất định mình sẽ phải làm được như thế và hơn thế. Tôi ý thức mình cần phải quan sát và học hỏi mỗi ngày, lúc nào cũng đau đáu suy nghĩ: Làm thế nào để tăng năng suất, làm thế nào để tay nghề ngày càng nhanh hơn?

Bước đầu, tôi học hỏi từ đồng nghiệp. Tranh thủ giờ nghỉ ca, tôi học từ các cô chú có thâm niên, chuyền nào có người giỏi, công đoạn nào có người làm tốt hơn là tôi học. Tôi học anh chị quản lý chuyền cách bố trí hàng, cách sắp xếp hàng hóa sao cho hợp lý và thuận tiện nhất, đúc rút ra kinh nghiệm cho mình và loại bỏ những thao tác thừa, giúp đẩy nhanh năng suất. Từ những ngày đầu được 200-300 sản phẩm, thì sau 5 tháng tôi đã may được 700-800 sản phẩm/ngày. Nhưng với tôi, như vậy vẫn chưa đủ, chưa hài lòng. Tôi luôn cảm thấy mình có thể làm được nhiều hơn thế, Vậy nên, tôi đã học cách kiểm soát thời gian với mục tiêu năng suất giờ sau phải tăng hơn giờ trước. Hơn một năm sau, tôi đã là người dẫn đầu về năng suất tại đơn vị với 1.400 sản phẩm/ngày, đạt 150% so với đồng nghiệp cùng công đoạn.

Không chỉ làm chủ công đoạn của mình, tôi đam mê học thêm những công đoạn khác để tay nghề của mình được nâng cao hơn và trở thành thợ điều động có thể làm được được bất kỳ vị trí nào trong dây chuyền sản xuất. Đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, những năm qua, May 10 đã đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, qua đó rút ngắn được thời gian sản xuất và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhiều thiết bị tự động được sử dụng hiệu quả như hệ thống chuyền treo giúp tăng 30% năng suất, hệ thống máy trải vải tự động, máy cắt tự động, máy lập trình, máy thùa đính tự động… giúp tăng năng suất từ 150% đến 200%. Tuy nhiên, để đạt được kết quả đó, người lao động chúng tôi phải chủ động tìm hiểu, đáp ứng và làm chủ được công nghệ mới.

Tôi còn may mắn khi được tham gia Hội thi thợ giỏi cấp Tổng Công ty và Hội thi thợ giỏi và Ngày hội lao động sáng tạo cấp ngành do Công đoàn Dệt May Việt Nam tổ chức. Mỗi một lần như vậy tôi háo hức chờ đợi, bởi tôi có thể học hỏi được nhiều cách làm hay, thao tác mới từ những người thợ giỏi nhất trên cả nước. Với quá trình học tập và rèn luyện không ngừng nghỉ, đến nay tôi luôn là công nhân đạt năng suất và thu nhập cao hàng đầu của Xí nghiệp với mức lương 15.000.000 đồng/tháng. Nhiều năm liền đạt lao động giỏi, đoàn viên Công đoàn xuất sắc, danh hiệu Chiến sĩ thi đua và Công nhân tiêu biểu.

Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, phát biểu đề dẫn tại Diễn đàn. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Không chỉ giữ lại cho mình, tôi cũng chủ động chia sẻ, hướng dẫn và lan tỏa những cách làm hay mà bản thân đúc rút ra được cho bạn bè đồng nghiệp. Mọi người đều rất phấn khởi làm theo và cải thiện được năng suất. Tôi rất vui vì đã mang lại tinh thần tích cực cho mọi người cũng như được đóng góp vào thành tích chung của Tổng công ty. Đó chính là cách tôi thể hiện tình yêu, sự tri ân của mình đối với nơi mà tôi đã làm việc và gắn bó suốt những năm qua, cả những người đi trước đã truyền nghề cho tôi với tất cả sự kính trọng và tri ân sâu sắc.

Từ thực tế công việc của một người lao động trực tiếp, tôi suy nghĩ năng suất lao động nước ta còn có thể nâng cao nhiều hơn nữa, nếu từng doanh nghiệp, từng người lao động luôn nỗ lực hằng ngày. Mỗi công nhân, dù làm những công việc rất bình thường, nhưng phải có mục tiêu, khát vọng và cả lòng tự trọng. Phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kỹ năng, tiếp cận, làm chủ khoa học công nghệ, hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn hôm nay. Chỉ khi có nâng cao năng suất, chúng ta mới có cơ hội nâng cao thu nhập, giảm thời giờ làm việc để chăm sóc gia đình, con cái và tái tạo sức lao động.

Tại diễn đàn hôm nay, đại diện cho công nhân Dệt May, tôi xin có một số ý kiến đề xuất với Chính phủ và các bộ, ngành:

Một là, nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ công tác đào tạo cho các doanh nghiệp sử dụng đông lao động, đặc biệt là lao động mới.

Hai là, từ thực tế hoạt động tại May 10, người lao động chúng tôi thấy rằng doanh nghiệp có trường mầm non, có trung tâm y tế, có trường cao đẳng nghề May 10 sẽ giúp cho người lao động có đủ điều kiện để phát triển bản thân, yên tâm công tác góp phần tăng năng suất lao động. Chúng tôi mong muốn Chính phủ có các chính sách để nhân rộng mô hình này cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.

Nhân đây, chúng ta cùng xin nói lời tri ân công ty, đồng nghiệp và tổ chức Công đoàn luôn quan tâm, cổ vũ, tạo điều kiện và hỗ trợ cá nhân tôi trong phát triển nghề nghiệp.

Anh Mai Thiên Ân, đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, có trụ trở tại thành phố Hồ Chí Minh

Anh Mai Thiên Ân, đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, tham luận về Rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động để có năng suất lao động - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Anh Mai Thiên Ân, đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, tham luận về Rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động để có năng suất lao động. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

 Thực tế sản xuất, kinh doanh ở tất cả các doanh nghiệp trên thế giới đã chứng minh: Rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động cho NLĐ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra yêu cầu cao về chuyên môn hóa và tuân thủ quy trình đối với người lao động trong quá trình sản xuất. Doanh nghiệp muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và thương hiệu đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, tay nghề, kỹ năng mềm và ý thức lao động tốt. Người lao động muốn nâng cao thu nhập cho bản thân phải có kỹ năng nghề nghiệp, thái độ, ý thức và tác phong tốt.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn nhiều người lao động, đặc biệt là anh chị em công nhân, chưa thực sự quan tâm và đặt việc rèn luyện, nâng cao ý thức, tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp lên hàng đầu. Một số vấn đề chung thường thấy là: Không tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh lao động gây ra các chấn thương thậm chí tử vong; Không tuân thủ nội quy, giờ giấc, tác phong làm việc như đi trễ, về sớm, nghỉ giải lao không đúng thời gian quy định, có mặt ở cơ quan đúng giờ để điểm danh rồi ăn sáng, uống trà gây đình trệ công việc; xin nghỉ phép không có lý do chính đáng; phối hợp trong công việc kém; làm việc nhóm không hiệu quả; Không tuân thủ quy định kiểm soát: Lấy sản phẩm công ty để bán ra ngoài thị trường như trường hợp 1 doanh nghiệp ở phía Nam gây thiệt hại hàng trăm triệu đồng, ảnh hưởng uy tín công ty, thậm chí ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, đến văn hóa và con người Việt Nam; Không tuân thủ quy trình sản xuất dẫn đến sản phẩm lỗi ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đến thương hiệu doanh nghiệp và lòng tin của đối tác.

Tôi cũng như bao công dân Việt Nam, mong muốn nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045, trong đó nâng cao năng suất lao động là động lực chính. Những năm qua, tại công ty chúng tôi, đã triển khai nhiều giải pháp rèn luyện tác phong công nghiệp, nâng cao ý thức, kỷ luật lao động của người lao động.

Mặc dù là công ty đa quốc gia, nhưng với nhân sự phần lớn là người Việt Nam, công ty Intel Products Việt Nam cũng gặp các vấn đề về như nêu ở trên tương tự những doanh nghiệp khác. Ban lãnh đạo và công đoàn đã phối hợp để thực hiện rèn luyện tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cho nhân viên thông qua nhiều hoạt động:

Thứ nhất, tổ chức đào tạo và chia sẻ kiến thức về pháp luật, nội qui lao động, qui định của công ty cho người lao động: Công ty tổ chức đào tạo kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động, Bộ Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, nghĩa vụ và phúc lợi của nhân viên và các quy định khác cho tất cả nhân viên hằng năm; Các buổi gặp mặt và đối thoại với người lao động được tổ chức hằng quý ở cấp độ cả công ty và hằng tháng ở từng phòng ban để lắng nghe các ý kiến đóng góp và phản hồi đầy đủ các ý kiến của người lao động; Quản lý chia sẻ và nhắc nhở các tình huống thực tế về tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động để giải thích cho người lao động hiểu và có thể áp dụng thực tế theo định kì hằng tuần hoặc hằng ngày; Ngoài ra công đoàn và công ty kết hợp Tổ chức các buổi học ngoại khóa về "thay đổi tư duy", "tác phong công nghiệp", "tính kỷ luật" các kỹ năng quan trọng khác cho người lao động để nâng cao tính "tự chủ bản thân".

Việc ưu tiên đào tạo là để nâng cao hiểu biết từ đó giúp họ nhận thấy những lợi ích từ việc tuân thủ kỷ luật và xây dựng ý thức tự chấp hành cho nhân viên.

Thứ hai, Tuyên truyền và tuyên dương khen thưởng: Tổ chức các buổi tuyên truyền thường xuyên với các hoạt động trò chơi và phần thưởng để người lao động hiểu rõ hơn về các qui định; Xây dựng các giải thưởng để khen thưởng và tuyên dương công khai các hành vi tốt như giải "Ngôi sao an toàn", "Ngôi sao chất lượng" …

Thứ ba, xây dựng các quy trình hỗ trợ và hệ thống kiểm soát: Xây dựng nội qui lao động rõ ràng và được lưu trữ trên trang Intranet nội bộ, nơi mà người lao động luôn có thể tìm thấy dễ dàng; Quản lý được yêu cầu phải gương mẫu. Intel xây dựng quy trình và công cụ phản hồi ẩn danh để nhân viên đánh giá sự gương mẫu của quản lý; Tổ chức bộ phận kiểm soát để thường xuyên rà soát và báo cáo hoạt động tuân thủ quy trình kiểm soát.

Với các hoạt động như trên, công ty giúp nâng cao việc tuân thủ kỷ luật của người lao động, không có sự cố an toàn lao động, giảm 80% sự cố chất lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tăng mức độ hài lòng của nhân viên.

Tại Diễn đàn trọng thể này, tôi xin trân trọng gửi tới các đồng chí lãnh đạo một số đề xuất, kiến nghị:

Thứ nhất, có thêm các hình thức giảng dạy, trang bị tác phong công nghiệp cho người lao động từ từ sớm để trở thành "thói quen, nếp nghĩ, nếp làm" khi còn ngồi trên ghế nhà trường, xem xét định hướng ở các cấp bậc phù hợp, ví dụ như học cơ bản từ cấp Trung học phổ thông cho đối tượng lao động phổ thông, học nâng cao cho các cấp bậc Trung cấp, cao đẳng, đại học và xem xét nội dung học phù hợp với ngành nghề họ đang theo học, vì mỗi nghề nghiệp khác nhau cũng cần có tác phong công nghiệp khác nhau.

Thứ hai, quy chế tài chính cho phép công đoàn cơ sở có đủ nguồn lực trong việc đầu tư/chi tiêu cho các hoạt động đào tạo, tuyên truyền, khen thưởng về tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động.

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022). Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022). Năng suất lao động năm 2022 theo giá hiện hành đạt 188,7 triệu đồng/lao động, tăng 4,8% so với năm trước.

PV/chinhphu.vn/laodong.vn

Bài liên quan

Tin mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nhà ở xã hội phải có hạ tầng đầy đủ, thuận tiện như nhà ở thương mại

Bắc Ninh đã và đang triển khai 54 dự án nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Trong đó 29 dự án đã hoàn thành, hoàn thành một phần, đang thi công xây dựng, 25 dự án đang thực hiện ở bước chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Tìm nhà thầu thi công Gói thầu số 9 thuộc dự án cả tạo Quốc lộ 46
Tìm nhà thầu thi công Gói thầu số 9 thuộc dự án cả tạo Quốc lộ 46

Ban Quản lý dự án 85 thuộc Bộ Giao thông Vận tải hiện đang tổ chức mời thầu cho Gói thầu số 9, liên quan đến dự án cải tạo Quốc lộ 46 đoạn từ Vinh đến Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, với tổng mức đầu tư lên tới 500 tỷ đồng.

Tham luận của Chủ tịch HĐQT THACO tại Hội nghị thường trực Chính phủ (21/09/2024)
Tham luận của Chủ tịch HĐQT THACO tại Hội nghị thường trực Chính phủ (21/09/2024)

Sáng 21/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị "Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tháo gỡ khó khăn, phát huy vai trò tiên phong, chủ động tham gia đầu tư các dự án lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội". Chủ tịch HĐQT THACO Trần Bá Dương tham dự và trình bày tham luận.

Để khai thác đá lậu một nguyên Chủ tịch xã bị bắt
Để khai thác đá lậu một nguyên Chủ tịch xã bị bắt

Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố, bắt giam nhiều cán bộ để điều tra hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trong vụ án vi phạm quy định về khai thác tài nguyên.

Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ
Người dân Mỹ Tân gượng dậy sau mưa lũ

Nhiều ngày qua, tranh thủ thời tiết ủng hộ, người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Tân, xã Mỹ Tân, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định ra đồng thu dọn vườn tược, tái thiết lại sản xuất làng nghề.

Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh
Lãnh đạo tỉnh Nam Định dâng hương tưởng niệm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn và cố Tổng Bí thư Trường Chinh

Sáng ngày 22/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Đoàn dâng hương tưởng niệm 724 năm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (20/8/1300 - 20/8/2024 âm lịch) và 36 năm ngày mất cố Tổng Bí thư Trường Chinh (20/8/1988 - 20/8/2024 âm lịch).