Bức tranh kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể vượt mốc lịch sử; Chỉ số CPI và vốn FDI khởi sắc
Kinh tế phục hồi và phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu là sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã minh chứng mức độ thành công trong công tác điều hành của Chính phủ giữ vững ổn định vĩ mô, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, là cơ sở thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát cả năm 2024.
Hơn 110.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường
Theo báo cáo của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong năm 2024, chỉ khoảng 27% doanh nghiệp kỳ vọng sẽ mở rộng sản xuất, thấp hơn 5 điểm phần trăm số kỳ vọng của năm 2022. Khó khăn của doanh nghiệp được phản ánh qua số doanh nghiệp rời bỏ thị trường rất cao, có thời điểm cao hơn cả số doanh nghiệp gia nhập.
Tổng cầu tiêu dùng trong nước và thế giới phục hồi chậm, doanh nghiệp khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ, khả năng tài chính hạn hẹp là nguyên nhân chủ yếu khiến số doanh nghiệp rút khỏi thị trường trong 6 tháng đầu năm 2024 ở mức cao, gần xấp xỉ với số doanh nghiệp gia nhập thị trường.
Trong 6 tháng có 119.612 doanh nghiệp gia nhập thị trường, có 110.316 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Bình quân một tháng trong 6 tháng đầu năm cả nước có 19.935 doanh nghiệp gia nhập thị trường, đồng thời cũng có 18.386 doanh nghiệp rút khỏi thị trường.
Đối với nền kinh tế, số doanh nghiệp gần như không thay đổi nhưng năng lực sản xuất kinh doanh bị suy giảm. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và Chính phủ tăng 5,78%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá so sánh chỉ tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,8%).
Kinh tế Việt Nam khởi sắc nhiều lĩnh vực
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 tăng 0,17% so với tháng trước, tăng 1,4% so với tháng 12/2023, tăng 4,34% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát bình quân 6 tháng đầu năm 2024 được kiểm soát ở mức 4,08%; thúc đẩy tăng trưởng cả 3 khu vực; các cân đối lớn được bảo đảm, tạo cơ sở và niềm tin thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả năm 2024 đã được Quốc hội thông qua.
Điểm sáng nổi bật, có ý nghĩa quan trọng, nâng cao năng lực, tạo nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2024 đó là Chính phủ đã kiến tạo lực đẩy và phát huy tối đa khả năng giải ngân vốn đầu tư công.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, vốn đầu tư công thực hiện ước đạt 244,4 nghìn tỷ đồng, bằng 33,8% kế hoạch năm và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 bằng 32,2% kế hoạch và tăng 22,5%).
Vốn đầu tư công thực hiện của các bộ, ngành, cơ quan trung ương đạt 37,8% kế hoạch cao hơn mức thực hiện bình quân chung của cả nước nhưng tốc độ giải ngân giảm 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn đầu tư công thực hiện của địa phương đạt 33,1% kế hoạch và tăng 4,9%.
Thời gian qua, Chính phủ đã tập trung thực hiện cải cách và hoàn thiện thể chế, dỡ bỏ các rào cản trong kinh doanh và đầu tư, tạo môi trường thông thoáng, minh bạch được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là cởi mở và thân thiện. Do vậy, Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, là điểm đến đáng để đầu tư.
Trong 6 tháng đầu năm 2024 vốn FDI đăng ký đạt gần 15,19 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước. Số vốn FDI giải ngân đạt 10,84 tỷ USD, tăng 8,2%, tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước trong 5 năm gần đây, phản ánh các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đúng cam kết tại thị trường Việt Nam, đồng thời phản ánh năng lực hấp thu và giải ngân vốn đầu tư của nền kinh tế.
Điểm đáng chú ý về vốn FDI tại Việt Nam trong 6 tháng là số dự án mới và số vốn mới đăng ký rất cao. Trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước có 1.538 dự án được cấp phép, tăng 18,9%; với số vốn đăng ký đạt 9,54 tỷ USD, tăng 46,9%.
Đây là tín hiệu tốt, chúng ta kỳ vọng lượng vốn đăng ký mới này sẽ sớm được giải ngân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo.
Tổng cầu đầu tư trong nước khởi sắc, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa có thể vượt mốc lịch sử
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng cầu đầu tư của nền kinh tế đã khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm 2023. Tích luỹ tài sản phản ánh năng lực và triển vọng phát triển sản xuất của nền kinh tế tăng 6,72%, cao hơn 5,57 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt gần 368,53 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu bình quân đạt 31,68 tỷ USD/tháng.
Nếu duy trì được mức xuất khẩu này trong nửa cuối năm 2024 thì tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm nay ước đạt 380,16 tỷ USD, vượt mốc lịch sử 371,82 tỷ USD của năm 2022.
Kinh tế phục hồi và phát triển ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mức mục tiêu là sức mạnh nội tại của nền kinh tế đã minh chứng mức độ thành công trong công tác điều hành của Chính phủ giữ vững ổn định vĩ mô, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, là cơ sở thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát cả năm 2024.
Minh An (t/h)
Tin mới
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM