Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Không nên dùng từ "giải cứu" nông sản nữa"
Trả lời đại biểu trong chiều 15/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiêp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Bộ trưởng không đi giải cứu và cũng không nên dùng từ giải cứu nữa", vì nói hàng giải cứu thì nông sản càng rớt giá. Bộ trưởng đề nghị cần tư duy lại chỗ này.
"Không nên dùng từ "giải cứu" nữa"
Chiều 15/8, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Tại phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Phong (Vĩnh Long) đặt vấn đề, tình trạng giá nông sản rớt thê thảm ảnh hưởng đến đời sống người dân.
"Bộ trưởng có giải pháp gì cứu nông sản cho ĐBSCL?", đại biểu Phong đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.
Đại biểu Phong cũng đặt câu hỏi, giải pháp cho việc người dân ùn ùn phá bỏ cây trồng khác để trồng sầu riêng vì giá mặt hàng này đang tăng cao?
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh: "Bộ trưởng không đi giải cứu và cũng không nên dùng từ giải cứu nữa", vì nói hàng giải cứu thì nông sản càng rớt giá. Bộ trưởng đề nghị cần tư duy lại chỗ này.
Dẫn chứng ở Vĩnh Long, khoai lang Bình Tân đang được giá nhưng do tranh mua, tranh bán giữa thương lái và doanh nghiệp nên có lúc nông sản bị đẩy giá lên, có lúc bà con bị bỏ lại.
"Chúng ta không cấu trúc lại ngành hàng, không đưa bà con vào hình thức hợp tác nào đó thì chúng ta không bao giờ thành công. Chúng ta đừng đánh giá doanh nghiệp ép giá người nông dân. Có doanh nghiệp chụp hình gửi cho tôi khoai lang từ Vĩnh Long đưa ra cửa khẩu 40% phải bỏ vì không đủ quy cách, chủng loại", Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng cái khó của doanh nghiệp.
Về vấn đề sầu riêng, Bộ trưởng khẳng định, đó là sự lựa chọn của bà con, chúng ta không có thẩm quyền nào bắt bà con không được trồng sầu riêng.
"Chúng ta phải tập hợp bà con để khuyến nông, thông tin về thị trường, kết nối với doanh nghiệp, vì giá cả sáng khác, chiều khác, hiệu ứng nào cũng làm giá tăng lên, giảm xuống nên cần cân nhắc", Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh, cần sự vào cuộc của các cấp để tạo sự gắn kết chặt chẽ.
Nông nghiệp thu nhập thấp nhưng có thể làm khác đi
Cũng trong phiên chất vấn, Bộ trưởng đã trả lời về nghịch lý, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng người nông dân sản xuất ra lúa gạo vẫn nghèo. Theo đó,
khảo sát, nông nghiệp là ngành thu nhập thấp nhất trong các ngành kinh tế và người trồng lúa cũng là người có thu nhập thấp nhất trong ngành nông nghiệp. Đó là điều không nói khác được, nhưng chúng ta có thể làm khác đi.
"Bối cảnh này, giá gạo tăng hàng ngày, đây là thời cơ cải thiện thu nhập rất lớn", ông Hoan nói.
Ông nhắc lại chia sẻ của một người nông dân: "Nếu giá lúa cao, thu nhập ổn định thì nông dân miền Tây sẵn sàng đem mùng ra ngoài đồng giữ lúa cho nhà nước, để đảm bảo an ninh lương thực, còn nếu giá thấp chúng tôi sẽ bỏ ruộng".
"Đó là điều ám ảnh tâm trí tôi, làm sao cải thiện thu nhập của người nông dân trồng lúa", Bộ trưởng Lê Minh Hoan chia sẻ. Bộ trưởng cho biết, việc đảm bảo nguồn thu nhập cho người nông dân là điều được Bộ rất quan tâm, trong đó, việc cải thiện thu nhập không phải chỉ là vấn đề giá cả, mà cần tính toán đến các chi phí.
Theo tính toán, thời gian qua, việc sản xuất lúa gạo đã giảm được 20 đến 25% chi phí đầu vào, do ứng dụng quy trình canh tác, "ba tăng, ba giảm", tiết kiệm đất, tiết kiệm nước, tiết kiệm phân, tiết kiệm giống, tiết kiệm thuốc. Chính những chi phí giảm xuống này là thành quả giúp gia tăng thu nhập cho người dân.
Bộ trưởng cho rằng, hiện nay, chúng ta đang lo ngại giá cao hơn nữa, có thể làm rối loạn ngành, gây thiếu bền vững, đó cũng là một vấn đề.
Bộ trưởng cũng cho rằng, cần liên kết lại trong hợp tác xã, để có giá ưu đãi do mua nhiều, giúp tăng lợi nhuận. Cần nhìn nhiều chiều hơn về cấu trúc ngành hàng lúa gạo, để có hướng khuyến khích bà con vào hợp tác xã, mua chung, bán chung, hưởng dịch vụ chung, để có thu nhập từ nhiều phân khúc khác nhau, không phải chỉ từ nông sản nuôi trồng, tránh manh mún, nhỏ lẻ, tự phát.
Hồng Nhung(T/h)
Tin mới
Cần đánh giá chính xác việc thực hiện các mục tiêu lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
Số liệu từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước dưới 4%, tỷ lệ lao động qua đào tạo ước đạt khoảng 69%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ước đạt khoảng 28-28,5%.
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".
Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ
Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, tính đến hết Ngày 20/9, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận tổng nguồn lực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 hơn 22 tỷ 491 triệu đồng của 2.826 tập thể, cá nhân.
Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.
Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp xem xét, dự kiến mức phân bổ hỗ trợ đợt 2 nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác thuộc trách nhiệm của Ban Vận động cứu trợ tỉnh.
Bắc Ninh: Huy động sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt
Ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 (Bão YAG
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM