Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn
Chiều 6/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội về trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia; việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.
Quốc hội chất vấn Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cùng 4 Tư lệnh ngành
Theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn từ ngày 6-8/6 tới.
Trên cơ sở ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn và người trả lời chất vấn tại kỳ họp, mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có thông báo chính thức về chương trình chất vấn và trả lời chất vấn của kỳ họp này.
Theo đó, các nhóm vấn đề được Quốc hội lựa chọn chất vấn là: lao động, thương binh và xã hội; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; dân tộc.
Cũng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp lần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ làm rõ các vấn đề liên quan và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc
Nội dung chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc gồm: Trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Công tác giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).
Chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc chịu trách nhiệm trả lời chất vấn chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường; Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Thay mặt Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội và cử tri đã quan tâm gửi nhiều ý kiến đến lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong thời gian qua và tại Kỳ họp này.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh khẳng định, công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cấp bách của Đảng và Nhà nước ta, được thực hiện thông qua các chủ trương của Đảng, các quy định pháp luật và hệ thống chính sách liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, góp phần quan trọng trong thực hiện chiến lược đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.
Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số. Cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực cố gắng vươn lên của đồng bào các dân tộc, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, phong phú, thu nhập được cải thiện, an ninh trật tự được giữ vững, khối đại đoàn kết các dân tộc được củng cố và tăng cường.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều Bộ, ngành, được triển khai trên địa bàn 51 tỉnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi…
Bộ trưởng cho biết, việc thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, bất cập như: hệ thống văn bản hướng dẫn để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và một số chính sách mặc dù đã được ban hành nhưng văn bản hướng dẫn được triển khai chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, làm chậm triển khai các chính sách đời sống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người dân tộc thiểu số còn gặp vô vàn khó khăn.
Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đã có báo cáo gửi Quốc hội về một số nội dung đề nghị trả lời chất vấn, trong đó có 4 nội dung lớn. Ủy ban Dân tộc trân trọng tiếp tục lắng nghe, giải trình, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Trước đó, Chia sẻ với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Quốc hội và các đại biểu Quốc hội luôn quan tâm đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc.
Việc được Quốc hội lựa chọn chất vấn lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc là dịp để Ủy ban Dân tộc cung cấp thông tin tới các đại biểu, cho toàn thể cử tri và những người quan tâm đến công tác dân tộc hiểu hơn về chính sách dân tộc và những việc hiện nay Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang làm.
Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh, qua ý kiến của các đại biểu, những người làm công tác dân tộc cũng hiểu thêm tâm tư, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân, hệ thống chính trị mong muốn gì về công tác dân tộc và chính sách dân tộc, từ đó đề xuất, phối hợp với các bộ, ngành để triển khai trong giai đoạn tới.
"Được lựa chọn chất vấn, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải chuẩn bị một cách hết sức nghiêm túc để cung cấp thông tin đầy đủ nhất cho các đại biểu và cử tri, đặc biệt là những lĩnh vực mình đang được giao quản lý”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ.
Phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung chất vấn tập trung vào 4 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải và Ủy ban Dân tộc.
Cuối phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái sẽ thay mặt Chính phủ báo cáo giải trình, làm rõ hơn các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
Tại phiên bế mạc, Quốc hội sẽ xem xét, biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn để làm căn cứ cho các cơ quan tổ chức triển khai, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận, ngoài 4 nhóm vấn đề được lựa chọn chất vấn, trong những ngày vừa qua của kỳ họp, trên cơ sở thực tiễn, ý kiến của Nhân dân, cử tri và của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận Tổ và Hội trường, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã quan tâm thúc đẩy hoặc khởi động giải quyết nhiều vấn đề bức thiết của Nhân dân và doanh nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 01/6/2023, đã có văn bản yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ, quyết liệt hơn nữa công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh thực chất, hiệu quả.
Bộ Xây dựng đã rà soát tổng thể để xem xét sửa đổi bổ sung Quy chuẩn QCVN 06:2022 đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, bảo đảm cơ sở khoa học, có tham khảo kinh nghiệm quốc tế, đồng thời phù hợp với tình hình, điều kiện Việt Nam.
Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng trực tiếp làm việc, hướng dẫn tại các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp còn vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã giảm lãi suất điều hành lần thứ 3 trong năm 2023, là tiền đề để giảm cả lãi suất huy động và cho vay, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp.
Bộ Công Thương yêu cầu EVN khẩn trương thỏa thuận giá tạm thời với các chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đã đấu nối lưới điện quốc gia.
Bộ Giao thông vận tải, trong ngày 03/6, đã quyết định cho phép tự động giãn chu kỳ kiểm định xe, theo đó, khoảng 2 triệu xe ô tô đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải được lùi thời hạn kiểm định thêm 6 tháng,...
Tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn
Nêu rõ với phương châm tiếp tục đổi mới phương thức, cách thức tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan triển khai rất sớm công tác chuẩn bị để việc lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn bảo đảm kỹ lưỡng, cẩn trọng, đúng quy định của pháp luật, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm đặt ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; bám sát những vấn đề thực tiễn đặt ra; phản ánh tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của Nhân dân và cử tri.
Trên cơ sở thống kê đầy đủ các thông tin về việc trả lời chất vấn của các Bộ trưởng, Trưởng ngành và nội dung các nhóm vấn đề đã chất vấn trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; căn cứ đề xuất của các Đoàn đại biểu Quốc hội về 136 nhóm vấn đề liên quan đến lĩnh vực quản lý của 23 Bộ, cơ quan ngang Bộ và ý kiến, kiến nghị của cử tri, Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã lựa chọn, trình 5 nhóm vấn đề để Quốc hội quyết định 4 nhóm vấn đề sẽ tổ chức chất vấn tại Kỳ họp này.
Đây là những vấn đề lớn, quan trọng, không chỉ cần thiết, cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa chiến lược, lâu dài; trong đó, các vị Bộ trưởng: Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Ủy ban Dân tộc lần đầu tiên trả lời chất vấn Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, Kỳ họp thứ 5 là kỳ họp đầu tiên thực hiện Nội quy kỳ họp Quốc hội mới (có hiệu lực từ ngày 15/3/2023), ghi nhận những cải tiến đã được thử nghiệm và phát huy hiệu quả tại các kỳ họp gần đây về phương thức tiến hành phiên chất vấn.
Theo đó, việc đặt và trả lời câu hỏi chất vấn được tiến hành theo cách thức hỏi nhanh, đáp gọn: đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi không quá 01 phút; tranh luận mỗi lần không quá 02 phút; người được chất vấn trả lời không quá 03 phút đối với mỗi câu hỏi.
Các thành viên Chính phủ, các Trưởng ngành liên quan tham gia giải trình theo điều hành của Chủ tọa để làm rõ hơn những vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi thuộc nhóm vấn đề chất vấn.
Để bảo đảm hiệu quả của phiên chất vấn, theo quy định tại Điều 19 của Nội quy kỳ họp Quốc hội, Chủ tọa có quyền yêu cầu đại biểu Quốc hội dừng chất vấn hoặc tranh luận, yêu cầu người bị chất vấn dừng trả lời chất vấn nếu quá thời gian; chất vấn, tranh luận không đúng nội dung hoặc trả lời chất vấn không đúng trọng tâm.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội cân nhắc, lựa chọn, mỗi lần chất vấn chỉ nêu 1 hoặc vài vấn đề mà đại biểu tâm đắc nhất; nêu câu hỏi gọn, rõ ràng để các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành có thể nghe được, lĩnh hội được nhanh nhất.
Các vị đại biểu Quốc hội chỉ tranh luận với người bị chất vấn để làm rõ hơn vấn đề đang được chất vấn, không sử dụng quyền tranh luận để nêu câu hỏi chất vấn hoặc tranh luận với đại biểu Quốc hội đã chất vấn trước đó. Khi có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký tranh luận về cùng vấn đề thì người đã nêu chất vấn về vấn đề đó được ưu tiên tranh luận trước.
Theo kinh nghiệm, mức độ thành công của phiên chất vấn, trả lời chất vấn phụ thuộc vào cả người chất vấn và người trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn là hình thức giám sát đặc biệt hiệu quả, thể hiện đậm nét tính dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, công khai, minh bạch trong hoạt động của Quốc hội; là dịp để cử tri và Nhân dân cả nước đánh giá năng lực, trách nhiệm, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội và những người giữ chức vụ, chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Tính từ đầu nhiệm kỳ khóa XV cho đến trước Kỳ họp thứ 5, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn đã được tiến hành tại 03 kỳ họp Quốc hội và 03 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đã có gần 700 lượt đại biểu tham gia chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp; 21 thành viên Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó, thực hiện quy định tại Điều 15 và Điều 26 của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, những chất vấn không thuộc nhóm vấn đề chất vấn tại các kỳ họp, phiên họp đã được các thành viên Chính phủ nghiên cứu, trả lời bằng văn bản.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, trên cơ sở sự chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, với thực tiễn phong phú trong ngành, lĩnh vực công tác và kinh nghiệm đã tích lũy trong quá trình họạt động tại Quốc hội, tiếp tục phát huy tinh thần “Tận tâm - Tận lực - Tích cực - Tâm huyết - Trách nhiệm” trong hoạt động chất vấn.
Đồng thời, đề nghị các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Quốc hội, trước cử tri và Nhân dân cả nước, giải trình rõ ràng về nguyên nhân, trách nhiệm và biện pháp khắc phục, để phiên chất vấn thực sự hiệu quả, thực chất, có chiều sâu, mang tính xây dựng cao; không chỉ góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề thời sự, cấp bách, mà còn nhận diện và đề xuất giải pháp cho những vấn đề căn cơ, lâu dài, tạo chuyển biến thực chất trong từng lĩnh vực được chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng với tinh thần làm việc hết sức tập trung, tâm huyết, thẳng thắn, cầu thị, sử dụng hiệu quả thời gian, tuân thủ nghiêm túc quy định của Nội quy Kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ thành công tốt đẹp, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.
PV
Tin mới
Chính phủ Nga chia buồn và sẵn sàng hỗ trợ thiệt hại do bão số 3 gây ra tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Chernyshenko nhấn mạnh, Việt Nam là đối tác quan trọng, lâu đời của Liên bang Nga và bày tỏ cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ thông qua cơ chế Ủy ban liên chính phủ, qua đó, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực.
Thị xã Quảng Yên lập Sở Chỉ huy tiền phương bảo vệ tuyến đê Đồng Bái
Ngày 11/9, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã lập Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với lũ và triều cường dâng cao bảo vệ tuyến đê Đồng Bái, xã Hiệp Hòa.
Liên quan đến Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, nhiều cán bộ ở Hà Giang, Quảng Ngãi bị kỷ luật
Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 12/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch bị cô lập
Ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, mực nước sông Lô và sông Phó Đáy tiếp tục dâng cao, đã khiến hơn 2.200 hộ dân của xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc đã bị cô lập.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 12/9
Một số cổ phiếu cần quan tâm phiên ngày 12/9 của các công ty chứng khoán.
Câu chuyện thương hiệu
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường