Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân: "Tôi xin làm bản kiểm điểm nộp Thủ tướng Chính phủ”
Trong phần trả lời chất vấn, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhận khuyết điểm về việc chậm ban hành các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong phần phát biểu đầu tiên, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân thay mặt lãnh đạo Bộ Nội vụ cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đồng bào cử tri cả nước luôn quan tâm theo dõi các lĩnh vực quản lý nhà nước chức năng, nhiệm vụ của ngành Nội vụ nói chung và của Bộ Nội vụ nói riêng.
Đặc biệt là sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước thuộc lĩnh vực tổ chức Nhà nước, nhất là triển khai các nghị quyết hội nghị Trung ương 6 -7 khoá 12 Quốc hội về sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính nhà nước, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã kết hợp với việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để xây dựng bộ máy hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, sau khi sắp xếp tổ chức bộ máy, nhiều bộ, ngành và địa phương đã tinh gọn và hạn chế sự chồng chéo, giao thoa. Bước đầu đã giảm được 4 Tổng cục 11 vụ, Cục Bộ Chính đơn vị sự nghiệp của Trung ương. Số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì giảm nhiều.
Tinh giản biên chế để đạt được kết quả khả quan: Khối hành chính nhà nước chất lượng cán bộ, công chức, viên chức cũng được nâng lên.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Bộ Nội vụ đã được Bộ Chính trị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cụ thể hoá các nghị quyết, luật như: Sửa đổi, bổ sung 5 Bộ luật, xây dựng 26 Nghị định, 20 Thông tư và 8 đề án để thực hiện các vấn đề nêu trên.
Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, kết quả bước đầu chưa đạt được các mục tiêu nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề ra với nhiều lý do khác nhau.
Công tác cán bộ rất quan trọng vì cán bộ là người xây dựng thể chế chính sách, người tổ chức thực hiện và vận động nhân dân, tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước và nhân dân.Cán bộ, công chức thật sự là công bộc của dân.
Trong thời gian qua Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết các văn bản quy phạm pháp luật về công tác cán bộ từ tuyển dụng bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo và thực hiện các chính sách cán bộ, từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế xử lý nghiêm các sai phạm về công tác cán bộ kỷ luật, kỷ cương hành chính ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, việc thể chế hoá các chủ trương nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn chậm, thiếu đồng bộ chậm đưa các chủ trương nghị quyết vào cuộc sống.
Là một trong những đại biểu đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn Hưng Yên) nêu tình trạng việc tổ chức thi, xét thăng hạng, nâng ngạch công chức, viên chức chưa rõ ràng, có nhiều bất cập, nhất là yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.
Vì yêu cầu đủ thủ tục nên cán bộ công chức, viên chức phải đi học nhưng theo kiểu đối phó nên chất lượng chứng chỉ không thực chất. Nhiều ngành nghề chưa thực sự cần chứng chỉ này nên mục đích chỉ là đủ điều kiện để thi xét nâng ngạch, gây tốn kém.
“Xin Bộ trưởng cho biết có hay không tình trạng này? Làm thế nào để khắc phục và có nên bỏ quy định này khi thi xét nâng ngạch hay không?”, đại biểu Phúc chất vấn Bộ trưởng Tân.
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, qua dư luận báo chí, phản án của cử tri và nhất là từ công chức, viên chức thì “tôi thấy rất phiền hà về văn bằng chứng chỉ. Không chỉ thi thăng hạng hay xét nâng ngạch đâu các đồng chí, mà còn ở quy trình bổ nhiệm. Nhiều quá!”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ trả lời chất vấn
Nhấn mạnh quy định về tiêu chuẩn văn bằng chứng chỉ này có từ năm 1993, ông Lê Vĩnh Tân nêu quan điểm: “Tôi nghĩ hai mươi mấy năm rồi thì phải sửa chứ. Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này. Một quyết định mà 20 năm không sửa, để thủ tục rườm rà. Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào”.
Người đứng đầu ngành Nội vụ cũng cho rằng có nhiều cách kiểm soát chất lượng công chức, viên chức. Có thể sát hạch trên máy tính mà không cần văn bằng gì. Phương pháp này có thể thực hiện để để bớt đi thủ tục hành chính vì hiện nhiều, thiên về hậu kiểm là chính và phải thực chất.
Dẫn Nghị quyết 18 và Nghị quyết 19 nêu rõ chuẩn văn bằng ngoại ngữ phù hợp với từng vị trí việc làm, từng vị trí có chứng chỉ văn bằng khác nhau nên sắp tới sửa lại. Đặc biệt thực hiện chủ trương của Nghị quyết 26 là phải có tỷ lệ nhất định làm việc trong môi trường quốc tế, nên từ cấp vụ trở lên phải đủ điều kiện.
“Xin hứa với Quốc hội, sau khi Luật sửa đổi bổ sung Luật Cán bộ công chức ban hành thì chúng tôi sẽ sửa quy định về văn bằng chứng chỉ tin học, ngoại ngữ để không còn là gánh nặng với cán bộ công chức, viên chức mà đi vào thực chất”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cam kết.
Hoan Nguyễn
Tin mới
Việt Nam khẳng định cam kết đối với hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định, trong bối cảnh địa chính trị phức tạp hiện nay, gìn giữ hoà bình tiếp tục là công cụ quan trọng của Liên hợp quốc để duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
Ngập cầu ở huyện Yên Thế: Cấm người, phương tiện lưu thông trên cầu
Sau bão, nước dâng cao làm ngập hoàn toàn cây cầu từ xã Đông Sơn, huyện Yên Thế sang huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang do đó địa phương cấm người và phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn.
Tổng thống Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện
Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đề nghị cơ quan lập pháp hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác nghị viện, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện hai nước thực chất, hiệu quả; khẳng định sẽ ủng hộ cơ quan lập pháp hai nước triển khai các thoả thuận hợp tác đã ký kết.
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại Lạng Sơn
Vừa qua, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Trần Trung Thiết, Phó Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm trưởng đoàn đến kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Lạng Sơn.
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng
Chuyên gia chứng khoán dự báo, VN-Index hôm nay, ngày 11/9 có thể kiểm định lại vùng 1.250-1.260 điểm và hình thành cân bằng trong các phiên tới. Nhà đầu tư nên tiếp tục nắm giữ danh mục, chờ đợi cơ hội giải ngân mới khi thị trường hình thành vùng cân bằng.
Giá vàng hôm nay 11/9: Giao dịch trầm lắng
Giá vàng hôm nay 11/9 trên thị trường thế giới tăng nhưng giao dịch trầm lắng do các nhà đầu tư có tâm lý thận trọng.
Câu chuyện thương hiệu
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới
Bình Điền xuất khẩu phân bón NPK Đầu Trâu và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho nông dân Lào
Thuơng hiệu Than Hà Lầm với công tác bảo vệ môi trường
Hành trình phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Dược phẩm và Trang thiết bị Y tế Hoàng Đức
Thế giới số sẽ chia cổ tức 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu