Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bộ Công Thương: Yêu cầu “con cưng” của PVN xác minh dự án tại Myanmar

Bộ Công Thương vừa có văn bản yêu cầu Tập Đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) chỉ đạo Tổng công ty thăm do khai thác dầu khi (PVEP) khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ các nội dung đơn thư phản ánh liên quan đến chi phí triển khai dự án Lô M2 tại Myanmar của công ty PVEP OVS.

Yêu cầu khẩn trương xác minh thông tin

Ngày 24.1.2018,  Bộ Công Thương có văn bản số 719 yêu cầu PVN xử lý đơn thư kiến nghị về Công ty thăm dò khai thác dầu khí nước ngoài (PVEP OVS), đơn vị thành viên của PVEP.

Bộ Công Thương nhận được đơn thư kiến nghị ngày 8.1.2018 không ghi danh kèm theo bản sao báo cáo số 08 ngày 12.12.2017 của kiểm soát viên Tổng công ty thăm dò khai tác dầu khí (PVEP) phản ánh về một số nội dung liên quan đến chi phí triển khai dự án Lô M2 tại Myanmar của PVEP OVS.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương yêu cầu PVN chỉ đạo PVEP khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ các thông tin tại đơn thư kiến nghị và báo cáo của kiểm soát viên nêu trên liên quan đến hợp đồng dầu khí lô dầu khí M2 tại Myanmar để giải quyết theo đúng quy định và thẩm quyền.

Bộ Công Thương: Yêu cầu “con cưng” của PVN xác minh dự án tại Myanmar - Hình 1“Con cưng” của PVN bị Bộ Công Thương yêu cầu xác minh chi phí dự án tại Myanmar (Ảnh: IT)

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng yêu cầu PVN kiểm tra, rà soát toàn bộ công tác quản lý các hợp đồng dầu khí ở nước ngoài để có biện pháp kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động của PVEP, PVEP OVS và các công ty dầu khí trực thuộc tại nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước sở tại.

Trước đó, ngày 18.1 xuất hiện đơn thư gửi Bộ Công Thương với nội dung: “Công ty PVEP PVS là công ty được giao thực hiện các dự án đầu tư của PVN ở nước ngoài, kiểm tra đột xuất đã phát hiện nhiều chứng từ giả mạo nhằm trục lợi tiền nhà nước, thanh toán không đúng quy định tài chính, với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.

“Lãnh đạo PVEP luôn nói một đằng làm một nẻo, công việc không giải quyết, một năm ủy quyền khoảng 4 tháng... Đã hứa không cắt hợp đồng lao động nào rồi lại đuổi lao động ký trực tiếp với PVEP OVS. Nhưng cắt được 17 người thì lại nhận về Công ty PVEP 7 người, dư luận đang đặt câu hỏi liệu có phải vì tiền không? Trong khi cắt hợp đồng lao động của chúng tôi thì lại vẫn nhận các lao động mới rất bình thường. Cán bộ lãnh đạo như vậy làm cho chúng tôi mất niềm tin tuyệt đối”, đơn kiến nghị nêu rõ.

“Cần ngay lập tức xem lại công tác cán bộ của PVEP, trong khi sai phạm không xử lý, vẫn bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo PVEP OVS vẫn được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tháng 5.2017... người đơn kiện nghị gửi Bộ Công Thương cho biết.

Đầu tư ra nước ngoài kém hiệu quả?

Trong báo cáo của PVN gửi Bộ Công Thương liên quan đến việc tái cơ cấu tập đoàn cũng có nêu thực trạng hoạt động của PVN trong lĩnh vực Thăm dò khai thác (TDKT) dầu khí. ROE (tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) lĩnh vực KTDK trung bình cả giai đoạn 2011 – 2016 là 16,5%/ năm, trong đó giai đoạn 2011-2014 tương đối cao (trung bình 23%/năm), tuy nhiên các năm 2015 và năm 2016 xuống thấp (trung bình gần 3%/năm), có nguyên nhân chính từ hiệu quả của PVEP thua lỗ.

Đánh giá chung trong giai đoạn 2011 – 2014, PVN cho rằng lĩnh vực khai thác dầu khí luôn có hiệu quả cao, nhưng từ năm 2015 -2016 hiệu quả giảm mạnh do ảnh hưởng của sự giảm giá dầu thô và thua lỗ của PVEP.

Theo PVN, lĩnh vực TDKT tập trung tài sản và vốn chủ sở hữu lớn của tập đoàn, ROE trung bình khá cao (15.5%/năm), lợi nhuận từ lĩnh vực TDKT giai đoạn 2011 -2016 trung bình chiếm trên 60% lợi nhuận toàn tập đoàn. Trong đó VSP và RVP hoạt động tương đối ổn định, còn PVEP phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Thua lỗ của PVEP trong năm 2015-2016 ngoài tác động từ giá dầu thấp còn có nguyên nhân từ chủ quan trong công tác quản trị của PVEP, cụ thể: Phân bổ chi phí quá khứ trong các năm 2011-2014 ít hơn so với thực tế phải phân bổ nên đầy khó khăn cho các năm sau; Có một số dự án không hiệu quả nhưng không kịp làm thủ tục để kết thúc và kịp thời phân bổ chi phí; mở rộng đầu tư ra nước ngoài ở một số dự án còn nóng vội.

Ngoài ra, mới đây Bộ Công Thương đã chính thức có đề xuất với Chính phủ về các biện pháp cứu các tài sản đã đầu tư của PVEP không có khả năng thu hồi trong những năm qua để doanh nghiệp này và PVN không bị ảnh hưởng lớn đến khả năng cân đối tài chính.

Theo đó, bộ này đề nghị Chính phủ cho phép khoanh vùng và xử lý phân bổ tài sản không có khả năng thu hồi của PVEP trong vòng 20 năm để không ảnh hưởng đến các chỉ số về vốn điều lệ của PVN và PVEP.

Tính đến nay, PVEP đã và đang đầu tư 43 dự án dầu khí trong và ngoài nước (34 dự án trong nước, 9 dự án tại nước ngoài). Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2016 của công ty mẹ - PVN thì số tài sản không có khả năng thu hồi của PVEP được đề cập khá chi tiết. Trong đó, Công ty kiểm toán Deloitte đã loại trừ khoản đầu tư của PVEP và Công ty liên doanh Petromacareo (Venezuela) và khoản phí tham gia trả lần đầu và lần thứ hai để được tham gia đầu tư khai thác tại Lô Junin 2 (Venezuela) theo giá gốc với tổng số tiền là 10.753.

 Một khoản thứ 2 không có khả năng thu hồi khác là các chi phí tìm kiếm, thăm dò và phát triển dầu khí chưa phân bổ của Lô 67 Peru đến hết năm 2016 là 10.760 tỉ đồng. Như vậy, tiến đến hết năm 2016, tổng hai khoản không có khả năng thu hồi nêu trên của PVEP là 21.513 tỉ đồng.

Từ năm 2016 đến nay, giá dầu thế giới đã xuống thấp, nếu hạch toán đầy đủ, chắc chắn các khoản đầu tư của PVEP, đặc biệt là những khoản đầu tư ra nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu của PVEP và PVN.

Theo Đề án tái cơ cấu PVN vừa được gửi hỏa tốc lên Bộ Công Thương thể hiện sau năm 2025, về cơ bản tập đoàn hoàn thành tái cơ cấu toàn diện, chỉ còn 3 lĩnh vực: thăm dò khai thác, khí, chế biến dầu khí. Đối với các đơn vị PVN nắm 100% vốn điều lệ sẽ giảm từ 5 xuống còn 2 đơn vị là PVEP và Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS). Như vậy, sau khi triển khai cuộc “đại cải tổ”, PVN vẫn giữ lại “con cưng” là PVEP với mức 100% vốn ngoài một đơn vị nữa là DQS.

Theo Dân Việt

 

 

Bài liên quan

Tin mới

Quy định hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai
Quy định hỗ trợ người dân bị thiệt hại do thiên tai

Theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về trợ giúp xã hội khẩn cấp người dân bị thiệt hại do thiên tai sẽ được hỗ trợ về lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu, chi phí điều trị người bị thương nặng, hỗ trợ làm nhà ở và sửa chữa nhà.

Khai trương Showroom AMIV tại Hà Nội
Khai trương Showroom AMIV tại Hà Nội

Tại Hà Nội, Công ty cổ phần Vật liệu Kiến trúc Việt Nam - AMIV vừa tổ chức Lễ khai trương Showroom AMIV.

Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng dâng cao
Dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng dâng cao

Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội vừa quyết định dừng chạy tàu qua cầu Long Biên do mực nước sông Hồng qua cầu dâng cao, chảy xiết, uy hiếp an toàn.

Hoàn thành rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2024
Hoàn thành rà soát, phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp trong năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị về thúc đẩy công tác sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp theo kết luận của Bộ Chính trị.

Hải Dương di chuyển tài sản ngoài bãi sông, trên sông đến nơi an toàn
Hải Dương di chuyển tài sản ngoài bãi sông, trên sông đến nơi an toàn

Sáng ngày 10/9, để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản do diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hải Dương đã phát lệnh báo động trên các sông.

Theo Bloomberg, Elon Musk sẽ trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới vào năm 2027
Theo Bloomberg, Elon Musk sẽ trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới vào năm 2027

Theo báo cáo Trillion Dollar Club 2024 của Viện kết nối Informa, khối tài sản ròng của Elon Musk – ông chủ công ty hàng không vũ trụ SpaceX, hãng xe điện Tesla, mạng xã hội X – tăng trung bình 110%/năm, với tốc độ như vậy nhiều khả năng ông sẽ trở thành tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới vào năm 2027.