Bát nháo thực phẩm chức năng: Cơ quan quản lý bó tay?
THCL Chữa bệnh, giảm béo, bồi bổ cơ thể… là những lời quảng cáo hoa mỹ về tác dụng của vô số loại thực phẩm chức năng (TPCN), đang được rao bán trên thị trường. Thế nhưng, vụ việc 84 mẫu thuốc và TPCN có tác dụng chữa bệnh được đưa đi thử nghiệm, chỉ có 3 mẫu đạt tiêu chuẩn về hàm lượng hoạt chất đã cho thấy, chất lượng TPCN đang bị thả nổi.
Mua rác dược liệu
Bộ Y tế cho biết, nếu như năm 2000, Việt Nam mới có 13 cơ sở sản xuất với 63 sản phẩm TPCN thì đến nay, cả nước có khoảng 4.000 DN sản xuất và nhập khẩu với hơn 20.000 sản phẩm được công bố đủ loại tác dụng, từ hỗ trợ điều trị đủ loại bệnh, kể cả bệnh nan y cho đến làm đẹp, trẻ hóa, thậm chí muốn tác dụng nào cũng có. Hoạt động sản xuất TPCN ở Việt Nam bùng nổ, nhưng mất kiểm soát đã dẫn tới tình trạng TPCN giả, kém chất lượng hoành hành khắp nơi.
Ông Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng ĐH Dược Hà Nội cho biết, qua tham gia một số đoàn kiểm tra về chất lượng dược liệu, ông phát hiện chất lượng dược liệu hiện không kiểm soát được và người mình đang bỏ tiền mua rác dược liệu.
Cuối tháng 3 vừa qua, Phó cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) Lê Văn Giang đã có cuộc làm việc với các chuyên gia và đại diện DN dược, giải quyết tố cáo của DN về việc hơn 80 loại TPCN nhái hoạt chất và công dụng điều trị/hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, phì đại lành tính tuyến tiền liệt có trong một số loại thuốc đã được đăng ký bản quyền tác giả. Kết quả kiểm tra chất lượng số TPCN này cho thấy, lượng hoạt chất hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, phì đại tuyến tiền liệt là đáng báo động. Bởi khi kiểm tra cam thảo thì hàm lượng hoạt chất theo Dược điển VN phải là 6%, nhưng mẫu cam thảo lấy tại một bệnh viện tuyến TW chỉ đạt hơn 1%, lấy mẫu sâm thì phát hiện họ đã tách chiết hết saponin trong đó.
Ông Giang thừa nhận, hiện rất khó khăn mới có một số chất chuẩn như sâm, linh chi, cao bạch quả để xác định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu, còn phần lớn chưa có chất chuẩn để định lượng hàm lượng hoạt chất. Trong khi đó, quy định hiện hành chỉ yêu cầu kiểm tra định tính các hoạt chất mà nhà sản xuất công bố có trong TPCN.
Trong khi thị trường TPCN bùng nổ, vi phạm về chất lượng nhan nhản khắp nơi thì nhu cầu sử dụng TPCN gia tăng nhanh và ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn. Cục trưởng Cục ATTP Nguyễn Thanh Phong cho rằng, hiện có khoảng 60 - 70% số người trưởng thành có dùng TPCN. TPCN được sản xuất trong nước chiếm 60 - 65%, còn lại 35 - 40% là hàng ngoại. Đáng buồn là trong số sản phẩm TPCN bị xử phạt, thu hồi do vi phạm chất lượng thì hầu hết rơi vào sản phẩm trong nước với các lỗi như hàm lượng thành phần không đúng như công bố, không phát hiện hoạt chất, ô nhiễm vi sinh, nấm mốc…
Có DN chỉ thuê quầy hàng rộng 9 – 10 m2 của một nhà dân, nhưng vẫn đứng ra công bố sản xuất, kinh doanh TPCN. Khi sản phẩm phân phối ra thị trường "có vấn đề”, cơ quan quản lý truy tận gốc địa chỉ sản xuất, nhưng khi đến, họ đã kịp chuyển địa điểm khác. Thậm chí, có DN liên tục thay đổi địa chỉ khiến cơ quan quản lý bó tay!
Sai phạm tràn lan
Tin lời quảng cáo của một công ty bán hàng đa cấp về sản phẩm TPCN sâm đỏ Hàn Quốc loại nước, nhiều hội viên Hội Phụ nữ phường Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã quyết định mua sản phẩm này với giá 18 triệu đồng, chiết khấu 50% và được trả góp trong 10 tháng.
Thế nhưng, sau cuộc đi chơi "miễn phí” và ôm về đống sâm nước sau khi thanh toán tiền mua hàng 900.000 đồng của tháng đầu tiên, nhiều hội viên mới tá hỏa muốn trả lại hàng vì khi suy ngẫm kỹ, họ không thể biết được chính xác, số thuốc bổ được gọi là "sâm đỏ Hàn Quốc dạng nước” liệu có an toàn hay không? Trong khi đó, số tiền trọn gói của lô TPCN này lên tới gần 9 triệu đồng, một khoản tiền không hề nhỏ so với các hội viên là cán bộ hưu trí.
Nhận xét về tình trạng TPCN được lưu thông tự do trên thị trường và thiếu hẳn sự kiểm soát của ngành chức năng, PGS. TS. Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam thừa nhận, điều kiện đăng ký sản xuất, lưu hành TPCN ở Việt Nam quá dễ, chẳng khác nào các cơ sở sản xuất thực phẩm bình thường. Chính vì vậy, sản phẩm tung ra thị trường chưa đạt chất lượng, bát nháo, khó kiểm soát. Thậm chí, nước ta chưa quy định cụ thể những thành phần được phép có trong TPCN. Bởi vậy, trên thị trường xuất hiện TPCN có chứa cả chất cấm. Mặt khác, tình trạng TPCN xách tay, nhập lậu tràn lan, không bảo đảm chất lượng, an toàn… gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trong các vi phạm hoạt động kinh doanh TPCN, quảng cáo là vi phạm thường gặp nhất. Hầu như tháng nào Cục ATTP cũng tiến hành phạt các DN vi phạm, nhưng tình hình vẫn thế. Riêng quý I/2016, có 20 công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, có 13 công ty vi phạm về quảng cáo TPCN. Trong năm 2015, Cục ATTP đã ra quyết định xử phạt 261 công ty vi phạm về ATTP với tổng số tiền phạt hơn 4,7 tỷ đồng, trong đó có 203 công ty vi phạm về quảng cáo, chủ yếu là quảng cáo TPCN.
Đề cập đến thực trạng bát nháo của thị trường TPCN hiện nay, ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, chuyên gia cao cấp về dược phẩm cho rằng, thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau… chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như nước ta.
Để khắc phục tình trạng này, PGS. TS. Trần Quang Trung, Phó chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật ATTP Việt Nam cho rằng, nếu cơ quan chức năng không thống nhất được biện pháp quản lý, sẽ làm rối thêm "ma trận” TPCN vốn đã rất phức tạp hiện nay. Trong bối cảnh cơ quan quản lý "bó tay” hiện nay, người tiêu dùng vẫn tiếp tục chịu thiệt cho tới khi ngành chức năng có biện pháp siết chặt quản lý chất lượng của các loại TPCN bày bán trên thị trường.
Cao Huyền
Tin mới
Chuyên cơ chở 35 tấn hàng viện trợ khắc phục hậu quả bão lũ của Nga đã đến Nội Bài
Tối 20/9, tại sân bay quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ giao hàng viện trợ nhân đạo của Liên bang Nga dành cho Việt Nam để giúp đỡ khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 với sự tham dự của Đại biện lâm thời Nga tại Việt Nam Ivan Sergeevich Nesterov.
Acecook và hàng loạt “ông lớn” FDI chung tay hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng bão Yagi
Trong thời điểm bão lũ “hoành hành” ở miền Bắc, chúng ta càng thấy rõ tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách của người dân, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong nước, tích cực quyên góp hỗ trợ bà con ổn định cuộc sống. Đồng hành với miền Bắc thân thương, các doanh nghiệp nước ngoài như Acecook; Samsung; Huawei; Manulife… cũng không đứng ngoài cuộc khi ủng hộ hàng tỷ đồng đến đồng bào tại các vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão Yagi.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM