Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Bất động sản công nghiệp Việt Nam: "Dọn tổ đón đại bàng"...

Mặc dù các ngành nghề đều bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng bhân khúc bất động sản công nghiệp lại nổi lên là phân khúc chủ đạo, là nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Đó là nhận định của các chuyên gia BĐS hàng đầu trong và ngoài nước tại Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam lần thứ 2-2020 diễn ra hôm nay (19/6/2020) với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, thị trường bất động sản Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh, phân khúc bất động sản công nghiệp nổi lên là một điểm sáng, tạo dựng được niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng trong mắt nhà đầu tư quốc tế.

“Bất động sản công nghiệp là phân khúc có đà phát triển tốt, nhất là khi nền kinh tế có triển vọng hồi phục sau đại dịch Covid-19, khi môi trường đầu tư - kinh doanh được cải thiện, khi Việt Nam là điểm đến an toàn của thế giới và nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực…”, ông Hà cho biết.

Trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, bất chấp những khó khăn chung của thị trường và diễn biến phức tạp của tình hình quốc tế, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ.

Diễn đàn Bất động sản công nghiệp Việt Nam lần thứ 2-2020 diễn ra hôm nay (19/6/2020) với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”Diễn đàn bất động sản công nghiệp Việt Nam lần thứ 2/2020 diễn ra hôm nay (19/6/2020) với chủ đề “Thời cơ vàng trong vận hội mới”

Nhấn mạnh về vai trò và tiềm năng của bất động sản công nghiệp, GS.Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói: Phân khúc công nghiệp sẽ nổi lên là phân khúc chủ đạo, bất động sản công nghiệp là nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang mong đón được làn sóng dịch chuyển đầu tư trong xu hướng phân tán rủi ro, tái cơ cấu sản xuất của toàn cầu. Việt Nam đang mong đón được những dự án đầu tư lớn, nhà đầu tư mạnh, mong đón nhiều đại bàng. Và bất động sản công nghiệp là một yếu tố quan trọng.

Theo số liệu của Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) mà Phó Vụ trưởng Trần Quốc Trung cho biết, theo quy hoạch đến tháng 5/2020 cả nước có 561 khu công nghiệp (KCN) với tổng diện tích khoảng 201 ngàn ha. Trong đó có  374 KCN đã được thành lập với diện tích khoảng 114,4 ngàn ha còn 259 KCN chưa thành lập với diện tích khoảng 86,6 ngàn ha. Những số liệu này đã phản ánh tiềm năng đầu tư vào bất động sản công nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm “dọn tổ đón đại bàng”, ông Phạm Minh Phương – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ban quản lý các KCN, khu kinh tế - Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương cho rằng, để đón được đại bàng cần diện tích lớn, cần nhiều đất sạch, cần nhiều KCN, nhưng hiện nay quy mô của nhiều KCN còn nhỏ.

Tuy nhiên, theo ông Phương, để mở rộng diện tích của KCN hiện có, để bổ sung KCN mới vào quy hoạch thì phải qua một hành trình thủ tục vòng đi vòng lại với 3 lần trình Thủ tướng, 4 lần lấy ý kiến các bộ, ngành. Chu trình này kéo dài tính bằng năm.

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Phạm Minh Phương lưu ý các nhà đầu tư tranh thủ thời gian khi chờ đợi được phê duyệt, các nhà đầu tư và các địa phương tiến hành các việc để sẵn sàng khi được phê duyệt là tiến hành xây dựng ngay. Đơn cử, như giải phóng mặt bằng, chuẩn bị cho việc xây dựng hạ tầng… Thực tế thì trong một, hai năm, khó có thể phê duyệt hết quy hoạch của tất cả các tỉnh.

Từ góc độ của một chủ đầu tư của 12 KCN, ông Nguyễn Thế Chinh – Giám đốc Ban Bất động sản của Viglacera kêu rằng: “Với chu trình thủ tục 3 vòng trình Thủ tướng, 4 lần qua các bộ nhanh nhất cũng là 2 năm. “Từ khi nhìn thấy cơ hội đến khi được phê duyệt đã mất 2 năm. Trong 2 năm đó, biết bao cơ hội có thể vuột mất?”.

Theo ông Chinh, giải pháp nào cần làm để sẵn sàng đón đại bàng để dòng đầu tư chảy tới và đọng lại, sàm sao tích hợp các thủ tục để giảm bớt chu trình “xin” các bộ, trình Thủ tướng. Thêm nữa, cần quan tâm đến các chính sách, đối với các nhà đầu tư phải chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực tài chính, giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng, từ đó mới có thể tận dụng được triệt để những cơ hội đang tới.

Các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cũng rất cần sự hỗ trợ của địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng, đây là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của xây dựng hạ tầng.

Các chuyên gia tại diễn đàn cho rằng, để thu hút làn sóng FDI, để thu hút đầu tư vào bất động sản công nghiệp, cần hoàn thiện hành lang pháp lý cho phát triển KCN, hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và phát triển một số mô hình KCN mới theo hướng sinh thái, hiệu quả cao hơn (KCN sinh thái, KCN hỗ trợ, KCN liên kết ngành, KCN - đô thị - dịch vụ và kiện toàn, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý nhà nước KCN).

Về định hướng phát triển KCN, cần phát triển về số lượng và quy mô KCN phải đảm bảo bền vững, tuân thủ nguyên tắc phát huy thế mạnh của địa phương, tạo điều kiện liên kết phát triển kinh tế vùng, cụm liên kết ngành; không dàn đều theo địa giới hành chính.

Bên cạnh đó, phải hình thành hệ thống KCN nòng cốt với vai trò dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Bên cạnh đó, phát triển hệ thống KCN có quy mô vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi. Đa dạng hóa các phương thức hợp tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN; Khuyến khích huy động nguồn lực tư nhân trong xây dựng và phát triển KCN.

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, giá đất khu công nghiệp đang tăng quá cao. "Trước khoảng 100 USD thấy cao rồi, hôm vừa rồi có người nói 150 USD”, ông Hoàng cho rằng điều này ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của các khu công nghiệp.

Theo ông Hoàng, muốn mời “đại bàng” đến thì phải có sẵn nguồn lực đất đai. Tuy nhiên hiện nay quỹ đất đang thu hẹp lại dần, thêm vào đó giá lại càng cao.

Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

‘Công viên thiện nguyện’ - nhiều mảnh đời khó khăn đã được kết nối, sẻ chia
‘Công viên thiện nguyện’ - nhiều mảnh đời khó khăn đã được kết nối, sẻ chia

Với mục đích tạo một không gian sinh hoạt, gắn kết giữa chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm cùng chia sẻ yêu thương, giúp đỡ các trường hợp khó khăn trên địa bàn, thời gian qua, nhiều địa phương của TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đã thành lập mô hình “Công viên thiện nguyện”.

Quảng Bình phê duyệt quy hoạch phát triển đô thị xã An Thủy
Quảng Bình phê duyệt quy hoạch phát triển đô thị xã An Thủy

Tỉnh Quảng Bình vừa chính thức phê duyệt Quy hoạch phân khu phát triển đô thị xã An Thủy, huyện Lệ Thủy theo Quyết định số 2604/QĐ-UBND, với tỷ lệ 1/2.000.

Bạc Liêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024
Bạc Liêu bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bạc Liêu đã chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường lĩnh vực an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu năm 2024.

Vietnam Airlines Group mở bán lần đầu 1,5 triệu vé giai đoạn từ ngày 13/01 - 12/02/2025
Vietnam Airlines Group mở bán lần đầu 1,5 triệu vé giai đoạn từ ngày 13/01 - 12/02/2025

Theo Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/01 - 12/02/2025 (tức ngày 14 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng).

Bình Dương xây dựng hơn 3.000 căn nhà ở xã hội gần 4 khu công nghiệp
Bình Dương xây dựng hơn 3.000 căn nhà ở xã hội gần 4 khu công nghiệp

Hơn 3.000 căn nhà ở xã hội được xây dựng ở gần 4 khu công nghiệp của TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương gồm: VSIP II, Phú Tân, Đồng An 2 và Mỹ Phước 3.

Hãng Vietjet Air mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15/1/2025 đến 12/2/2025
Hãng Vietjet Air mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15/1/2025 đến 12/2/2025

Thông tin từ Vietjet Air cho biết, nhằm phục vụ người dân và du khách lên kế hoạch bay Tết Nguyên đán 2025. Hãng sẽ mở bán sớm 2,6 triệu vé bay trong giai đoạn từ 15/1/2025 đến 12/2/2025, tức 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ.