Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Khoảng trống cần lấp đầy
“Tình hình hiện nay, đòi hỏi các DN cần phải có sự chuẩn
(THCL) _ “Tình hình hiện nay, đòi hỏi các DN cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT), không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi quốc tế”. Đó là nhận xét của ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
Ông Trần Việt Hùng, nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
Ông đánh giá thế nào về tình trạng bảo hộ SHTT trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng?
SHTT là các sản phẩm do trí tuệ con người tạo ra và được pháp luật bảo hộ, gồm sở hữu công nghiệp (sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng…), bản quyền tác giả về văn học nghệ thuật (sách báo, tiểu thuyết, thơ ca, kịch, phim ảnh, âm nhạc, tác phẩm tạo hình…), giống cây trồng mới…
Ở các nước phát triển, luật bảo hộ SHTT đã có từ hàng trăm năm nay. Về ý nghĩa, bảo hộ SHTT kích thích sự sáng tạo của con người, cả về khoa học - công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, tạo nên sự phát triển của nền văn minh nhân loại như ngày nay. Do đó, SHTT đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới. Trong các hiệp định thương mại quốc tế song phương và đa phương, bảo hộ SHTT luôn là một nội dung chính yếu. Quy mô bảo hộ SHTT trên toàn thế giới ngày càng phát triển. Nhiều tổ chức, hiệp định quốc tế chuyên về bảo hộ SHTT quy mô toàn cầu được thành lập hoặc ký kết.
Ở Việt Nam, các luật và quy định về bảo hộ SHTT xuất hiện khá muộn: Năm 1981, mới có quy định đầu tiên về bảo hộ sáng chế; năm 1995, quy định về bảo hộ SHTT mới trở thành một chương của Bộ luật Dân sự và đến năm 2005, chúng ta mới có luật riêng về SHTT. Hiện nay, Việt Nam đã có hệ thống văn bản pháp luật và dưới luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về bảo hộ SHTT theo quy định của WTO. Tuy nhiên, việc thi hành Luật SHTT ở Việt Nam chưa hiệu quả. Công tác chống hàng giả, vi phạm quyền SHTT chưa đáp ứng yêu cầu. Các DN và người tiêu dùng còn thiếu kiến thức, chưa quan tâm đến vấn đề SHTT.
Theo ông, những hạn chế đó, sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Việc thực thi bảo hộ SHTT chưa đủ mạnh dẫn đến nạn làm giả, làm nhái sản phẩm, xâm phạm SHTT rất bức bối, mỗi năm có hàng chục nghìn vụ vi phạm bị phát hiện và xử lý, đặc biệt nóng trong lĩnh vực bản quyền tác giả, hàng hóa ngành nông nghiệp, thực phẩm, y tế và hàng tiêu dùng.
Các cơ quan chức năng đã có nhiều hoạt động tích cực, nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất, người tiêu dùng, mà còn làm giảm uy tín của hàng hóa Việt Nam. Không những người sáng tạo và người sản xuất chân chính sẽ bị giảm động lực đầu tư nghiên cứu, phát triển, mà tình trạng xâm phạm SHTT còn làm cho các nhà đầu tư nước ngoài hạn chế đưa những sáng chế và công nghệ tiên tiến vào Viêt Nam. Uy tín của quốc gia do đó cũng bị giảm sút.
Thời gian qua, hoạt động của các DN, kết quả ra sao trong phát huy quyền lợi bảo hộ SHTT?
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng DN đăng ký bảo hộ SHTT tăng khá nhanh; hiểu biết của các DN về SHTT, các hoạt động quảng bá và phát triển sản xuất thông qua các hoạt động SHTT được tăng cường. Nhiều DN thực sự hiểu được tầm quan trọng của bảo hộ SHTT và đã đầu tư thích đáng cho công tác này.
Tuy nhiên, còn không ít DN chưa quan tâm đúng mức, chưa đăng ký bảo hộ kịp SHTT, để đến khi xảy ra tranh chấp mới tìm cách xử lý. Điều này làm cho việc giải quyết tranh chấp SHTT hết sức khó khăn. Một điểm yếu khác của DN đó là thiếu sự phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức, hiệp hội liên quan đến bảo hộ SHTT để chống lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT của mình; thậm chí, không ít DN còn e ngại, sợ thông tin sản phẩm của mình bị làm nhái gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh...
Theo ông, để chuẩn bị tốt cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường thế giới, các DN cần phải làm gì?
Tôi nghĩ, các DN nên đầu tư thích đáng cho hoạt động SHTT, phải có cá nhân, bộ phận phụ trách về bảo hộ SHTT. Cần có sự đầu tư phù hợp cho việc tạo ra các tài sản SHTT: đăng ký, sử dụng và phát triển để tăng sức cạnh tranh của DN; theo dõi tình trạng bảo hộ SHTT tại thị trường trong nước và nước ngoài (nếu có thị trường xuất khẩu) để có các biện pháp bảo vệ kịp thời…
Ngọc Sơn - Duy Chinh
Tin mới
Dự báo tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/9, giá xăng có thể chỉ giảm nhẹ 0,1 - 0,5%.
Ông Kiều Nam Thành giữ chức Tổng Giám đốc SAMCO
Sáng 17/9, UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi lễ trao quyết định cán bộ đối với chức vụ Thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH một thành viên (SAMCO).
UNDP trao tặng 700 bộ đồ dùng gia đình cho bà con Yên Bái sau bão
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) vừa trao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) 700 bộ đồ dùng gia đình có tính đến nhu cầu của phụ nữ và người khuyết tật để hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão Yagi ở tỉnh Yên Bái. Đây là hỗ trợ ban đầu trong nỗ lực của UNDP nhằm giúp chính phủ và người dân phục hồi sau trận bão mạnh nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 3 thập kỷ qua.
Đề xuất quy định về Hệ thống thông tin quản lý hoạt động khám, chữa bệnh
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Bắc Ninh tăng cường chỉ đạo, khôi phục sản xuất thuỷ sản sau mưa lũ
Tại Văn bản số 1629/SNN-CNTYTS, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đề nghị các địa phương tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, khôi phục thủy sản sau mưa lũ.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất giữ nguyên bốn hạn mức công nhận đất
Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh vừa có văn bản trình UBND TP. Hồ Chí Minh về quyết định quy định hạn mức công nhận đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980 và từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 trên địa bàn.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ