LTS: Hàng nhái, hàng giả, hàng không nguồn gốc, xuất xứ ở mặt hàng gia dụng nhất là giày, dép; túi sách; quần áo; mỹ phẩm... quả thật giờ rất nhiều. Nhưng, tôi vẫn tin, ở đất Cảng Hải Phòng không có. Bởi người dân nơi đây được mệnh danh là khách hàng thông thái; giới trẻ được gắn mác sành điệu. Song, thực tế lại hoàn toàn khác, PV Thương hiệu & Công luận mục sở thị thì thấy rằng, nó nhiều đến mức, có thể coi là "thủ phủ" của hàng nhái, hàng không nguồn gốc, xuất xứ. Lực lượng quản lý thị trường liệu có biết? Và, nếu biết thì sẽ như thế nào?

Bài 1: Mục sở thị "thủ phủ" hàng nhái, hàng không nguồn gốc xuất xứ ở đất Cảng Hải Phòng. Link bài: //wwwiso.com/hang-nhai-khong-co-nguon-goc-xuat-xu-xuat-hien-nhan-nhan-tai-thi-truong-hai-phong-a159221.html

Bài 2: Lợi nhuận thu từ bán đồ không rõ nguồn gốc, xuất xứ có phải là bất hợp pháp không?Link bài: //wwwiso.com/bai-2-nguon-thu-tu-ban-quan-ao-khong-ro-nguon-goc-xuat-xu-co-phai-la-bat-hop-phap-khong-a159302.html

Bài 3: Thị trường hóa mỹ phẩm Hải Phòng "vàng thau lẫn lộn"

Hóa mỹ phẩm ngoại nhưng không có nhãn phụ tiếng Việt

Mỹ phẩm
Mỹ phẩm "ngoại" không có nhãn phụ bày bán nhan nhản. 

PV Thương hiệu & Công luận "mục sở thị" cửa hàng tiêu dùng Nhật Bản - Hàn Quốc - Thái Lan, ngụ tại số 264B Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng. Đây là điểm kinh doanh lớn, với quy mô rộng và bán đa dạng các loại hàng tiêu dùng. Nó được mệnh danh là “siêu mỹ phẩm” của Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan theo biển hiệu quảng cáo của chủ kinh doanh.

Chất lượng sản phẩm dựa vào lời tư vấn của nhân viên bán hàng
Chất lượng sản phẩm dựa vào lời tư vấn của nhân viên bán hàng. 

Nếu chỉ nhìn cách bày trí và các mặt hàng, quả thật cửa hàng này không làm người tiêu dùng thất vọng. Bên trong cửa hàng bày bán la liệt các loại hóa mỹ phẩm như: Chăm sóc da, tóc; làm sạch, làm đẹp da, tóc của cả nam và nữ.

Ngoài các mặt hàng hóa mỹ phẩm, cửa hàng tiêu dùng Nhật Bản - Hàn Quốc - Thái Lan còn bày bán nhiều mặt hàng tiêu dùng cần thiết cho gia đình như: Bỉm tã trẻ em, đồ vệ sinh nhà cửa, dép bông đi trong nhà,...xuất xứ được chủ cửa hàng giới thiệu là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Hóa mỹ phẩm phong phú về chất lượng, xuất xứ và giá cả
Hóa mỹ phẩm phong phú về chất lượng, xuất xứ và giá cả. 

Điều đặc biệt là hầu hết các sản phẩm tại đây là sản phẩm có 100% chữ nước ngoài nhưng hiếm nhìn thấy sản phẩm có nhãn phụ. Hầu hết các sản phẩm đều chỉ thấy nhãn gốc được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó bằng tiếng nước ngoài như: Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, tiếng Anh,…

Tại đây cũng có nhiều loại phấn trang điềm được nhân viên tư vấn là của Pháp, Hàn Quốc,... sử dụng rất đẹp cho loại da kiềm dầu. Trước tư vấn của nhân viên bán hàng, PV hỏi "nhìn vào đâu để biết nó có phù hợp hay không" thì nhân viên bán hàng lại im lặng.

Hàng fake và hàng thật gióng nhau như hai giọt nước
Hàng fake và hàng thật gióng nhau như hai giọt nước. 

Việc dán nhãn phụ trên sản phẩm được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Tại Điều 31 Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định: Hành vi không dán nhãn phụ bằng tiếng Việt vào hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài là hành vi vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa cụ thể. Tùy theo giá trị hàng hóa mà quy định mức phạt tiền đối với hành vi không dán nhãn phụ từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Đâu đâu cũng thấy hàng xách tay chính hãng

Thực phẩm chức năng
Đây là sản phẩm bày bán không có nhãn phụ.

Địa chỉ tiếp theo PV Thương hiệu & Công luận đến là của hàng số 38 Thiên Lôi được in biển là hàng tiêu dùng nhập khẩu. Tại đây, PV thấy có mặt hàng kèm theo nhãn phụ ghi thông tin của sản phẩm. Nhưng hầu hết mặt hàng không hề có nhãn phụ được in trên sản phẩm như: Sữa tắm, dầu gội, kem bôi tay, kem dưỡng môi, cốm ăn, thuốc chống say xe hay cả thuốc diệt côn trùng của nước ngoài không biết của nước nào được bày bán công khai, không hề có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

100% là chữ nước ngoài nhưng lại không có nhãn phụ
100% là chữ nước ngoài nhưng lại không có nhãn phụ.

Điều 16 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về thành phần, thành phần định lượng quy định đối với thực phẩm phải ghi thành phần theo thứ tự từ cao đến thấp về khối lượng. Nếu thành phần là chất phụ gia, phải ghi tên nhóm chất phụ gia, tên chất phụ gia hoặc mã số quốc tế INS (nếu có); trường hợp chất phụ gia là hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu thì phải ghi tên nhóm hương liệu, chất tạo ngọt, chất tạo màu, ghi tên chất (nếu có) và ghi thêm chất đó là chất “tự nhiên”, “giống tự nhiên”, “tổng hợp” hay “nhân tạo”; Đối với mỹ phẩm phải ghi thành phần bao gồm cả các chất phụ gia.

Người tiêu dùng bị bủa vây bởi đủ các loại hóa mỹ phẩm
Người tiêu dùng bị bủa vây bởi đủ các loại hóa mỹ phẩm. 

Không gắn nhãn phụ, hành vi có dấu hiệu trốn thuế?

Cửa hàng số 601A Thiên Lôi được quảng cáo là chuyên hàng hóa từ hóa mỹ phẩm làm đẹp đến hàng tiêu dùng có các nhãn mác in chữ nước ngoài nhưng lại khó tìm kiếm được sản phẩm có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Ghé thăm cửa hàng số 162 Tô Hiệu hàng trăm sản phẩm không có nhãn phụ, có dấu hiệu trốn thuế, hàng nhái, không có nguồn gốc xuất xứ được bày bán công khai. PV Thương hiệu & Công luận hỏi về nguồn gốc sản phẩm, nhân viên bán hàng không trả lời và "cấm chị chụp ảnh". Phải chăng có điều gì khuất tất???

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định rõ về nhãn hàng hóa
Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định rõ về nhãn hàng hóa.

Ở Hải Phòng còn nhiều, nhiều lắm những cửa hàng bán “đủ thứ” từ đồ gia dụng, hóa mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, bánh kẹo, nước ngọt,, rượu… “ngoại” như vậy.

Chị M.M.H ở quận Lê Chân tiết lộ: "Hải Phòng thiếu gì những cửa hàng mỹ phẩm “ngoại rởm” như vậy chứ. Ai biết thì tránh còn ai không biết thì vẫn lao đầu vào mua về dùng. Vấn đề là tại sao hàng “rởm” lại có mặt tại các cửa hàng và lại được bày bán công khai. Chẳng lẽ những mặt hàng này không phải chịu sự quản lý nào???"

Dầu gội của Nhật không có nhãn phụ, không niêm yết giá. 

 Những hàng hóa này có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng cách hoặc sử dụng phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng gây ra những bệnh lý về da như: Viêm da, bong vẩy, phồng rát hoặc còn hoại tử tế bào, rụng tóc, suy giảm chức năng thận, gan, ảnh hưởng hệ tiêu hóa...

Theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ có thể phạt tới 200 triệu đồng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh mặt hàng mỹ phẩm, dược phẩm, hóa phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn mác phụ in thông tin sản phẩn và chủ cơ sở không đưa ra được giấy tờ chứng minh hàng hóa được nhập qua đơn vị nhập khẩu phân phối nào vào thị trường.

Nhóm PV

 (Còn nữa)