Bắc Giang xúc tiến tiêu thụ vải thiều sang thị trường Trung Quốc
Ngày 8/5, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang phối hợp với Vụ Thị trường Châu Á-Châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến với Sở Thương mại và các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc năm 2024.
Hội nghị diễn ra tại điểm cầu chính ở trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang và 4 điểm cầu tại Trung Quốc. Dự tại điểm cầu tỉnh Bắc Giang có ngài Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam; đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, huyện, doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) của tỉnh.
Sẵn sàng các điều kiện tiêu thụ vải thiều
Năm nay, người trồng vải tỉnh Bắc Giang tiếp tục ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm trong canh tác nên chất lượng vải thiều ngày càng cao. Sản lượng toàn tỉnh ước đạt 100 nghìn tấn (trong đó vải sớm khoảng 50.000 tấn; vải chính vụ 50.000 tấn). Thời gian thu hoạch vải thiều sớm từ ngày 20/5; vải thiều chính vụ từ ngày 10/6 đến 30/7/2024.
Bắc Giang coi trọng tất cả các thị trường. Trong đó, đối với thị trường xuất khẩu, Bắc Giang tiếp tục duy trì xuất khẩu quả vải tươi và vải thiều chế biến. Trung Quốc được xác định là thị trường truyền thống, có quan hệ hợp tác nhiều năm qua.
Theo đồng chí Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương, hiện nay đã có nhiều DN, thương nhân Trung Quốc - khách hàng truyền thống chuẩn bị cho việc giám sát thu mua, tiêu thụ vải thiều tại huyện Tân Yên và huyện Lục Ngạn.
Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã chủ động, sẵn sàng chuẩn bị điều kiện và cam kết tạo thuận lợi, hỗ trợ người trồng vải, DN, thương nhân trong thu hoạch, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều; cung cấp các dịch vụ hậu cần tốt nhất như: Vốn, nguồn điện, thùng xốp, đá cây, vệ sinh môi trường, kho, bãi tập kết phương tiện vận tải, các điểm cân, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông và các dịch vụ khác.
Tuy nhiên, chi phí logistics vẫn cao; ùn tắc cục bộ vẫn xảy ra tại hai cửa khẩu quốc tế Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn) và Kim Thành (tỉnh Lào Cai)…; vải thiều vẫn chủ yếu được tiêu thụ, xuất khẩu dưới dạng quả tươi; sản lượng được chế biến đóng hộp, ép nước, sấy khô còn hạn chế.
Việc phát triển vùng vải thiều gắn với du lịch để xây dựng sản phẩm du lịch mang tính biểu trưng, độc đáo, hấp dẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng vải thiều lớn nhất cả nước.
Nhân dịp này, tỉnh Bắc Giang đề nghị các cơ quan chức năng của Trung Quốc hỗ trợ tổ chức nhiều hoạt động trao đổi nhằm tăng cường thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại; tạo điều kiện, chia sẻ thông tin về các quy định, chính sách mới liên quan đến hoạt động xuất, nhập khẩu nói chung và nông sản nói riêng để Bắc Giang kịp thời hướng dẫn người dân, DN chuẩn bị hàng hóa với chất lượng cao nhất, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường.
Thông tin đến các thương nhân, DN tỉnh Vân Nam, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) về sản lượng, chất lượng và thời gian thu hoạch vải thiều của tỉnh Bắc Giang năm 2024; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân, DN, các hiệp hội, thương hội quan tâm đến khảo sát, giám sát thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều và các loại nông sản khác của tỉnh Bắc Giang sang thị trường Trung Quốc. Cùng tích cực triển khai hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới; tổ chức các buổi gặp gỡ trực tiếp, trực tuyến kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều nói riêng đúng thời điểm.
Thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ xuất khẩu vải thiều
Qua nắm bắt tình hình vụ vải thiều năm nay của Bắc Giang, tham luận tại các điểm cầu, các đại biểu đều khẳng định, những năm qua, Bắc Giang và đối tác đến từ Trung Quốc đều nỗ lực kết nối, hỗ trợ tiêu thụ vải thiều và đạt được nhiều kết quả tích cực. Vải thiều Bắc Giang được người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Trên cơ sở đó sẽ phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trong vụ vải thiều năm nay. Các cơ quan chức năng của Việt Nam, Trung Quốc sẽ phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho vải thiều thông quan.
Trao đổi tại hội nghị, Tham tán Ô Quốc Quyền cho rằng, vải thiều Bắc Giang tươi, ngon, ngọt và là một trong những trái cây nhiệt đới chính của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, được người tiêu dùng Trung Quốc yêu thích. Bắc Giang chuẩn bị đón thêm một vụ vải thiều mới với chất lượng sản phẩm tốt hơn, sản lượng ước tính 100 nghìn tấn. Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hợp tác chặt chẽ với tỉnh Bắc Giang, các sở, ngành và các cơ quan của Việt Nam để vải thiều Việt Nam được bán cho thị trường Trung Quốc một cách kịp thời.
Qua nghe ý kiến của các đại biểu, phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, trên cơ sở thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế, kế hoạch xuất, nhập khẩu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó xác định Trung Quốc là thị trường lớn, truyền thống, đối tác tin cậy, nhất là trong hoạt động tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, vải thiều. Năm 2023, Bắc Giang đã xuất khẩu hơn 100 nghìn tấn sang thị trường Trung Quốc.
Những ý kiến tại hội nghị đã thể hiện sự quan tâm đồng hành của các đại biểu cùng tỉnh Bắc Giang hướng đến những thành công của vụ vải thiều năm 2024. Bắc Giang mong rằng những khó khăn, vướng mắc sẽ được tháo gỡ kịp thời, giúp cho vải thiều Bắc Giang được tiêu thụ, xuất khẩu thuận lợi.
Đồng chí thông tin, ngay sau hội nghị, UBND tỉnh Bắc Giang sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương cụ thể hóa, quyết liệt triển khai thực hiện từng nhóm vấn đề như: Tập trung cao cho khâu sản xuất, nâng cao chất lượng quả vải thiều; thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ xuất khẩu vải thiều; giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các thương nhân, DN trong hoạt động thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu…
UBND tỉnh giao Sở Công Thương là cơ quan đầu mối tiếp nhận các kiến nghị, góp ý của thương nhân, DN trong hoạt động thu mua, xuất khẩu vải thiều; giao Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Lục Ngạn, Tân Yên, Lục Nam tiếp tục quản lý chặt chẽ mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói tại địa phương; triển khai các hoạt động hỗ trợ thu hoạch vải thiều, khắc phục tồn tại của những năm trước, bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho vụ thu hoạch vải thiều năm 2024.
Bá Đoàn
Tin mới
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 19/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc bầu Chủ tịch UBND huyện
HĐND 3 huyện Vĩnh Tường, Tam Dương và Tam Đảo của tỉnh Vĩnh Phúc vừa bầu Chủ tịch UBND huyện.
Xuất nhập khẩu An Giang giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch
CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM - sàn HOSE) vừa giải trình việc cổ phiếu tăng trần liên tục 5 phiên giao dịch từ ngày 10/9 đến ngày 16/9.
Xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Tập đoàn Nhựa Đông Á
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE) ra thông báo về việc xử lý vi phạm đối với cổ phiếu DAG của Công ty cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á.
Một số cổ phiếu cần quan tâm ngày 19/9
Cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 19/9 của các công ty chứng khoán.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết
Sau khi nghe Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan trọng và rất cần thiết.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9