Áp giá trần dầu Nga, phương Tây có thể rước lấy khủng hoảng
Phương Tây muốn áp giá trần dầu Nga để ngăn Moscow kiếm tiền từ xung đột, đồng thời ổn định thị trường dầu. Nhưng khủng hoảng năng lượng có thể xảy ra nếu kế hoạch phản tác dụng.
Theo Bloomberg, kế hoạch trừng phạt của Châu Âu đối với dầu Nga bị nghi phản tác dụng. Khi giá năng lượng tăng cao, hậu quả giáng lên các doanh nghiệp ở Mỹ, Châu Âu và những quốc gia khác sẽ rất lớn.
Do đó, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra một giải pháp. Đó là áp giá trần đối với dầu Nga.
Theo kế hoạch, những công ty nhập khẩu muốn sử dụng dịch vụ bảo hiểm và vận chuyển của Liên minh Châu Âu (EU) đối với dầu của Nga cần phải tuân thủ giới hạn giá. Mức giá trần sẽ cao hơn chi phí sản xuất của Nga, nhưng không cao hơn quá nhiều, để duy trì động lực xuất khẩu, đồng thời giảm doanh thu từ năng lượng của Nga.
Kế hoạch được đưa ra hồi tháng Năm, sau khi các bộ trưởng tài chính của G7 thảo luận về ý tưởng này trong cuộc họp ở Bonn (Đức). Nhưng trong nhiều tuần, đề xuất không đạt nhiều tiến bộ, ngay cả khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen tích cực kêu gọi trên toàn cầu.
Tuy nhiên, bước đột phá đã xuất hiện vào cuộc họp ngày 02/09 của các bộ trưởng tài chính G7. Tại đó, nhóm chính thức thông qua kế hoạch.
Tuy nhiên, những rào cản và hoài nghi vẫn còn. Các quốc gia EU phải nhất trí bổ sung ngoại lệ đối với những lệnh trừng phạt. Trong khi đó, một số thành viên như Hungary không coi kế hoạch này là cần thiết hay thích hợp.
Một số chuyên gia, thương nhân và giám đốc trong ngành năng lượng thậm chí khẳng định chắc chắn rằng kế hoạch sẽ thất bại.
"Đó là một ý tưởng nực cười", ông Gal Luft - đồng giám đốc tại Viện Phân tích An ninh Toàn cầu - nói với CNBC.
Theo giới quan sát, nếu Trung Quốc và Ấn Độ - hai khách hàng lớn của dầu Nga - không tham gia, kế hoạch áp trần giá dầu chắc chắn sẽ thất bại.
Theo bà Helima Croft - nhà phân tích thị trường dầu tại RBC Capital Markets, kế hoạch áp giá trần nhằm ngăn chặn sự gián đoạn trên thị trường toàn cầu.
"Chìa khóa nằm ở chỗ liệu các thùng dầu Nga có tiếp tục chảy sang Châu Á hay không", bà bình luận.
Trên thực tế, kế hoạch áp giá trần không bào mòn doanh thu từ năng lượng của Điện Kremlin như Washington mong muốn. Tuy nhiên, kế hoạch sẽ chặn đà tăng của giá dầu.
Ngoài ra, EU và đa số thành viên G7 không nhập khẩu nhiều dầu từ Nga qua đường biển. Các khách hàng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
"Nếu Nga chỉ còn 03 khách hàng lớn, Moscow sẽ mất đi lợi thế trong việc thương lượng giá", ông Julian Lee - chiến lược gia về dầu mỏ của Bloomberg - nhận định. "Trong khi đó, các khách hàng sẽ không bỏ qua lợi thế đó", ông nói thêm.
Đó là kịch bản mà các bộ trưởng tài chính trông đợi, dù thông qua việc áp giá trần hay tăng lợi thế thương lượng cho người mua.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cảnh báo về kịch bản nhiều rủi ro hơn. Theo ông Craig Kennedy tại Davis Center for Russian and Eurasian Studies (thuộc Đại học Harvard), ít nhất 50% lượng dầu xuất khẩu của Nga, tức khoảng 7,5 triệu thùng/ngày, có thể bị mắc kẹt tại Nga bởi các lệnh trừng phạt của Châu Âu.
Nguyên nhân là các khách hàng không tham gia kế hoạch áp giá trần sẽ không thể sử dụng dịch vụ vận chuyển từ những nơi khác.
Theo ông Kennedy, Nga có thể đối mặt với một lựa chọn khó khăn, hoặc bán dầu cho những quốc gia tham gia kế hoạch áp giá trần, hoặc giới hạn sản lượng để đẩy giá bán lên cao.
Đó không phải một lựa chọn dễ dàng cho Điện Kremlin. Bởi điều này khiến Nga không chỉ mất thêm doanh thu từ dầu, mà còn tạo ra thiệt hại lớn đối với các giếng dầu của nước này.
Điều đó có thể thúc đẩy Moscow đe dọa dừng xuất khẩu dầu và khí đốt trước tháng 12 - thời điểm các lệnh cấm vận của Châu Âu có hiệu lực. Động thái này sẽ nhằm làm suy yếu quyết tâm của phương Tây.
"Cách tốt nhất để đạt mục tiêu là đẩy nhanh một cuộc khủng hoảng năng lượng", ông Kennedy bình luận. "Tổng thống Putin muốn gửi đi thông điệp rằng, các động thái trên sẽ khiến phương Tây tổn thương nhiều hơn Nga", vị chuyên gia nói thêm.
Nếu kịch bản đó xảy ra, Châu Âu và Mỹ sẽ bị đẩy vào thế khó, hoặc rút lại các lệnh trừng phạt và kế hoạch giới hạn giá, hoặc đương đầu với một cuộc khủng hoảng năng lượng mà ban đầu, Washington đã lên kế hoạch để phòng tránh.
Thảo Phương/zingnews
Tin mới
Hơn 247 tỷ đồng ủng hộ người dân tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả bão lũ
Thông tin từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, tính đến 15h ngày 18/9, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận số đăng ký và ủng hộ của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với số tiền hơn 247 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn ủng hộ của Quỹ cứu trợ trung ương)...
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...
Kết quả thực hiện đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2022 – 2025 có nhiều kết quả tích cực
Ngày 18/9, Đoàn Giám sát của HĐND tỉnh Lạng Sơn do Chủ tịch HĐND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thị Hậu làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tình hình, kết quả thực hiện Đề án Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030, giai đoạn 2022 – 2025 tại Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Xuất hiện vết nứt dài trên đồi ở huyện Sơn Động, di dời khẩn cấp 30 hộ dân
Trong quá trình kiểm tra, Tổ Bảo vệ an ninh trật tự thôn Tuấn Sơn, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang phát hiện vết nứt dài trên đồi, nguy cơ sạt lở đất ảnh hưởng tới một số hộ dân thôn Tuấn Sơn sinh sống dưới chân đồi.
Tập thể Vietbank quyên góp hơn 700 triệu trong 120 phút của lễ phát động kêu gọi ủng hộ đồng bào
Chiều ngày 17/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) phối hợp cùng Quỹ Chí Viễn và Nortfolio tổ chức thành công lễ phát động chương trình ‘Mùa gắn kết – Ngân hàng Việt, vì người Việt’ ủng hộ người dân các tỉnh khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Hoạt động thu hút gần 2.600 cán bộ nhân viên tại 119 điểm giao dịch tham dự bằng cả hình thức trực tuyến lẫn trực tiếp.
Khẩn cấp cứu nạn 8 thuyền viên tàu hàng bị sóng đánh chìm
Chiều 18/9, lực lượng Biên phòng tiếp nhận thông tin một tàu chở hàng bị chìm trên vùng biển Quảng Nam, trên tàu có 8 thuyền viên. Hiện nay, tàu của lực lượng chức năng đang cơ động ra khu vực tàu chìm để hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn.
Câu chuyện thương hiệu
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM
MobiFone trao tặng hàng trăm phần quà tận tay người lao động, hỗ trợ dạy học trực tuyến mùa bão lũ
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9