Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Agribank - “Tài chính cho phát triển nông nghiệp, nông thôn”

Với ưu tiên hàng đầu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững, Agribank mong muốn có những đóng góp tích cực hơn nữa trong triển khai tài chính toàn diện, đưa Việt Nam thực hiện thành công quá trình tái cơ cấu và phát triển một nền nông nghiệp có chất lượng, bền vững, qua đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nền kinh tế.

Agribank - “Tài chính cho phát triển nông nghiệp, nông thôn” - Hình 1

Vì nền nông nghiệp phát triển bền vững

Gần 30 năm phát triển và giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, Agribank luôn kiên định mục tiêu vì “Tam nông” phát triển bền vững. Trong mọi giai đoạn phát triển, Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực quan trọng này và tại thời điểm 31/7/2017, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Agribank đạt 73,5%/tổng dư nợ, chiếm 53% thị phần tín dụng của ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Từ thực tiễn hoạt động đầu tư phát triển “Tam nông” cho thấy, cho vay nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực có chi phí hoạt động cao, rủi ro lớn do thiên tai, biến đổi khí hậu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, lãi suất cho vay thấp theo chính sách ưu đãi lãi suất, phần nào ảnh hưởng đến năng lực tài chính, khả năng tự tăng vốn tự có... Agribank vẫn đang đối mặt với những thách thức không nhỏ trong hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất nông nghiệp của Việt Nam chưa hình thành được những chuỗi giá trị nông sản có khả năng cạnh tranh cao, các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn; tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, các sự cố môi trường, tình trạng sản xuất thiếu an toàn; việc ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại chưa phổ biến dẫn đến giá thành sản xuất cao, sản phẩm khó cạnh tranh, ảnh hưởng khả năng trả nợ ngân hàng; công tác quy hoạch vùng, tiểu vùng phục vụ dự án, phương án vay vốn tại một số nơi còn chưa ổn định, chưa sát thực tế; mô hình chuỗi giá trị liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp còn thiếu sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt; việc chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, sản phẩm nông nghiệp thường bị ép giá, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ của người vay; việc kiểm soát các yếu tố đầu vào (giống, thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật...) gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với ưu tiên hàng đầu tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp an toàn, hiệu quả và bền vững, bằng quyết tâm và nỗ lực của toàn hệ thống, Agribank đưa ra nhiều giải pháp hiệu quả như: Ban hành đầy đủ các cơ chế, chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn; thực hiện hàng chục đợt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng sản xuất “Nông nghiệp sạch”, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao;  ưu tiên nguồn vốn hợp lý đảm bảo tăng trưởng tín dụng lĩnh vực nông nghiệp phù hợp, bền vững; cho vay hỗ trợ lãi suất đối với các huyện nghèo, cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp...

Trước khi có Nghị quyết số 30/2017/NQ-CP của Chính phủ về gói tín dụng có quy mô 100.000 tỷ đồng dành cho “phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, ngày 01/11/2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi quy mô tối thiểu 50.000 tỷ đồng phục vụ sản xuất “Nông nghiệp sạch” vì sức khỏe cộng đồng trong đó có rất nhiều đối tượng, các mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch vay vốn từ Agribank như: mô hình trồng rau, hoa, quả (Lâm Đồng), cánh đồng mẫu lớn (Cần Thơ), chăn nuôi (Bắc Ninh, Lào Cai, Hà Nam), đầu tư máy móc thiết bị cho nông nghiệp (Tiền Giang, Long An), nuôi tôm giống (Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận), trồng hoa lan, nuôi bò sữa (Củ Chi, Kon Tum), trồng mía (Khánh Hoà, Tuyên Quang), ngô (Sơn La), hoa quả và rau an toàn ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên, thanh long theo tiêu chuẩn VietGap (Bình Thuận)…

Đối với các khu vực bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu, thiên tai, Agribank đã chủ động phối hợp với chính quyền các cấp và khách hàng rà soát, đánh giá mức độ bị thiệt hại liên quan đến vốn tín dụng, áp dụng các biện pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, miễn giảm lãi suất, tiếp tục cho vay mới giúp khách hàng có điều kiện để khôi phục lại sản xuất, ổn định kinh doanh; có nhiều chính sách ưu đãi trong nông nghiệp, đặc biệt tại địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Riêng năm 2016 và các tháng đầu năm 2017, Agribank đã thực hiện 12 đợt giảm lãi suất cho vay, triển khai 5 gói tín dụng ưu đãi lãi suất trên toàn quốc, với lãi suất thấp hơn so với lãi suất cho vay thông thường từ 0,5-1,5%/năm để hỗ trợ các đối tượng khách hàng tháo gỡ khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh. Mới đây nhất, thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về thực hiện các giải pháp về lãi suất, đồng thời chia sẻ, hỗ trợ khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả, tiếp tục hướng dòng vốn vào sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Agribank đã nghiêm túc, tiên phong thực hiện hạ lãi suất cho vay đối với khách hàng. Kể từ ngày 10/07/2017, Agribank thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ 7%/năm xuống còn 6,5%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8,5%/năm xuống còn 8%/năm đối với các khách hàng là đối tượng ưu tiên theo TT39/2016/TT-NHNN có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

Kiên định mục tiêu

Trong Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030, mục tiêu được Agribank đề ra đó là giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo mô hình NHTM do Nhà nước nắm cổ phần chi phối; Có nền tảng công nghệ, mô hình quản trị hiện đại, tiên tiến và năng lực tài chính cao; hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định và bền vững; Giữ vững vai trò chủ lực trong đầu tư, hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.

 Để đạt mục tiêu đề ra, Agribank triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng, tăng trưởng tín dụng, vừa nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, vừa làm tròn nhiệm vụ chính trị của NHTM Nhà nước.

Theo đó, Agribank đẩy mạnh huy động vốn, tập trung vốn cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân đối với các lĩnh vực ưu tiên đó là nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp. Agribank tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với các ngành, lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN… Đồng thời, Agribank tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ, cải tiến quy trình, phương pháp cho vay, tiết giảm chi phí hoạt động để có lãi suất thấp hỗ trợ và mở rộng đầu tư tín dụng cho “Tam nông”, góp phần tăng khả năng tiếp cận vốn đối với khách hàng, đẩy mạnh dòng vốn tập trung sản xuất, kinh doanh.

Thái Anh

Tin mới

Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái
Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới Yên Bái

Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã quyết định chuyển hàng viện trợ bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng tới tỉnh Yên Bái, trong ngày 15/9.

Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc
Thu giữ nguyên liệu sản xuất bánh trung thu hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc

Công an TP. Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 10 và các lực lượng chức năng vừa phát hiện, thu giữ gần 2 tấn nguyên liệu sản xuất bánh Trung thu hết hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng do nước ngoài sản xuất.

Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu
Thanh Hóa kiểm soát thị trường Tết Trung thu

Dịp Tết Trung thu là thời gian mà nhu cầu tiêu dùng các loại bánh, kẹo, đặc biệt là bánh trung thu tăng cao. Để đảm bảo các mặt hàng phục vụ Tết Trung thu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn thực phẩm, lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra, tuyên truyền phổ biến pháp luật trên địa bàn.

Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam
Công bố quyết định thành lập công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam

Ngày 15/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Công đoàn Công ty TNHH Giầy Alivia Việt Nam.

Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3
Quảng Ninh tặng 130 suất quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật và hỗ trợ 3 hộ dân bị ảnh hưởng do bão số 3

Ngày 15/9, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh phối hợp cùng các nhà hảo tâm tổ chức tặng quà cho học sinh mồ côi, khuyết tật; thăm hỏi động viên gia đình người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam
Gia Lai triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam

UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Kế hoạch số 2127/KH-UBND về triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.