700 nghìn tỷ cần được "giải phóng" để giảm áp lực huy động vốn từ các ngân hàng
Nếu 50% số tiền nhàn rỗi này được giải ngân thì đã lớn hơn số tiền cần thiết để kích thích kinh tế dự kiến thực hiện trong 02 năm 2022-2023.
Đầu tư công bị “tắc”, tiền “mắc kẹt” ở ngân hàng
Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: "Phục hồi và phát triển bền vững" diễn ra hôm 05/12, nhóm tác giả Nguyễn Thành Phong, Nguyễn Tú Anh - Ban Kinh tế Trung ương cho biết, động lực đầu tư có ba cấu phần chính là đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân và đầu tư của nhà nước. Trong đó đầu tư nhà nước đóng vai trò dẫn dắt, khuyến khích đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Trong thời kỳ khó khăn thì đầu tư nhà nước đóng vai trò phản chu kỳ, chống suy thoái tạo điểm tựa cho đầu tư của các thành phần khác.
Ảnh minh hoạ.
“Tuy điều đáng tiếc là trong năm 2021 khi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì đầu tư nhà nước lại bị thu hẹp mạnh, chống đỡ chủ yếu lại đến từ đầu tư tư nhân”, nhóm tác giả nêu ý kiến.
Cụ thể, trong quý III/2021 vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước giảm 26,3% và vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ giảm 64,3%. Trong khi đó, trong quý II/2021 là thời điểm các yếu tố đều đang thuận lợi nhưng đầu tư từ trái phiếu chính phủ vẫn giảm 59,7% trong khi đầu tư tư nhân tăng 9,1% và đầu tư nước ngoài tăng 6,9%.
Tính cả 9 tháng đầu năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 0,4% nhờ khu vực tư nhân tăng 3,9% trong khi vốn đầu tư từ ngân sách giảm 6,9% và vốn đầu tư từ trái phiếu Chính phủ (TPCP) giảm 56,8%.
Việc không thể giải ngân được vốn đầu tư từ TPCP làm cho lãi suất TPCP ở Việt Nam thấp kỷ lục. Từ đầu năm đến nay lãi suất TPCP kỳ hạn 10 năm chỉ xoay quanh 2,1-2,2%/năm; lãi suất kỳ hạn 05 năm chỉ biến động quanh mức 0,8-1,1%.
“Đây là lợi thế vô cùng to lớn của Việt Nam có thể huy động được vốn giá rẻ cho phục hồi kinh tế. Tuy nhiên dường như chúng ta đã bỏ qua mất lợi thế này. Phần lớn số tiền nhàn rỗi nhà nước huy động được đang được Kho bạc Nhà nước (KBNN) gửi tại hệ thống ngân hàng”, nhóm tác giả nhận định.
Cụ thể, kể từ tháng 10/2020, số dư tiền gửi của KBNN tại hệ thống ngân hàng luôn trên 600 nghìn tỷ và gần đây đang tiếp tục tăng gần 700 nghìn tỷ. Theo nhóm tác giả, nếu 50% số tiền nhàn rỗi này được giải ngân thì đã lớn hơn số tiền cần thiết để kích thích kinh tế dự kiến thực hiện trong 2 năm 2022-2023. Số liệu giải ngân đầu tư công trong 10 tháng chỉ đạt 55,8% kế hoạch cũng phản ánh sự ách tắc trong kênh vốn quan trọng này.
Cần “giải phóng” tiền để giảm áp lực huy động vốn
Cũng theo tham luận, vốn đầu tư nước ngoài trong quý II/2021 tăng mạnh khi hầu hết mọi người đều lạc quan với triển vọng của kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên dịch bệnh lan rộng trong quý 3/2021 đã làm cho vốn đầu tư nước ngoài trong quý này giảm gần 21%.
Theo nhóm tác giả, có hai nguyên nhân chính làm cho đầu tư nước ngoài giảm mạnh trong quý III/2021. Thứ nhất là do các nhà đầu tư nước ngoài không thể di chuyển đến Việt Nam để thực hiện các dự án. Thứ hai, tâm lý lo lắng tăng lên khi thời gian phong tỏa các trung tâm kinh tế chính của cả nước kéo dài.
Sau khi Việt Nam đã có độ phủ tiêm chủng lớn, mở lại các hoạt động sản xuất tiêu dùng, thì đầu tư nước ngoài đã tăng trở lại. Tính đến 20/11/2021 thì cam kết đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng lên 0,1% so với cùng kỳ, trong đó vốn đăng ký mới tăng 3,7% và vốn đăng ký điều chỉnh tăng thêm đối với các dự án hiện hành tăng 26,7%. Những chỉ dấu này cho thấy niềm tin của giới đầu tư nước ngoài vào môi trường đầu tư Việt Nam bắt đầu được củng cố.
Đối với khu vực đầu tư tư nhân trong nước, chỉ số phản ánh khá chân thực nhu cầu đầu tư của khu vực tư nhân là tốc độ tăng trưởng tín dụng. Từ đầu năm đến tháng 05/2021 thì tốc độ tăng trưởng tín dụng (so với cùng kỳ 2020) hàng tháng đều có xu hướng tăng nhanh, phản ánh tâm lý lạc quan của giới đầu tư. Xu hướng này cũng phù hợp với xu hướng thành lập doanh nghiệp mới tăng nhanh trong 05 tháng đầu năm.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh trong quý III thì tốc độ tăng trưởng tín dụng có suy giảm dần từ tháng 06/2021 nhưng mức giảm không nhiều. Điều này một phần phản ánh thực trạng nhiều khoản đến hạn phải trả trong thời gian này nhưng doanh nghiệp được phép gia hạn theo thông tư 14/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước hoặc chưa có điều kiện trả nợ. Như vậy dư nợ tín dụng vẫn tăng nhưng có thể tín dụng mới không tăng. Đầu tư khu vực tư nhân giảm 1,4% trong quý III/2021 phần nào giải thích cho giả thuyết này.
Khoảng cách giữa tốc độ huy động vốn và tốc độ tăng tín dụng ngày càng doãng ra là dấu hiệu cho thấy áp lực đối với huy động vốn sẽ tăng lên khi nhu cầu tăng tín dụng cho nền kinh tế tăng lên.
Nhóm tác giả nhận định, chỉ có thể giải quyết được thông qua giải phóng lượng tiền gửi của KBNN tại NHNN để tăng lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế qua đó giúp các NHTM có thể tăng huy động vốn mà không làm tăng lãi suất huy động.
Sự suy giảm tốc độ tiền gửi tiết kiệm cũng phần nào đó phản ánh sự khó khăn của người dân, một bộ phận người dân đã phải sử dụng tiền tiết kiệm để sinh sống trong thời gian giãn cách không có việc làm. Số tiền này quay lại lưu thông và dường như bị hút vào thị trường chứng khoán mà chưa quay lại hệ thống ngân hàng. Tốc độ tăng tiền gửi tiết kiệm giảm cũng là yếu tố gây áp lực cho việc tăng tín dụng mà không làm tăng lãi suất huy động.
Ngân hàng nào hút tiền gửi nhất?
Thống kê với 26 ngân hàng, tiền gửi tại thời điểm cuối tháng 09, ở mức 7,15 triệu tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm trước. Con số này thấp hơn mức 7% của cùng kỳ 2020. Thay đổi lớn nhất đến từ Techcombank, TPBank và Viet Capital Bank, khi tiền gửi cùng tăng 10%.
Một số ngân hàng cũng ghi nhận tăng trưởng tiền gửi tiếp theo có thể điểm tới như: VIB 9%, Vietcombank 8%... Một số ngân hàng tăng 1-2% như Saigonbank, OCB, VietBank, BacABank.
Ở chiều ngược lại, 06 ngân hàng giảm giá trị tiền gửi sau 9 tháng, dẫn đầu là ABBank giảm 9%, xuống 67.053 tỷ đồng, theo sau, PGBank giảm 5% xuống 26.803 tỷ đồng. SeABank và Kienlongbank cùng ghi nhận giảm 4%, trong khi Sacombank và NCB giảm 3%.
Tiền gửi tại các ngân hàng. Đơn vị: Tỷ đồng.
Xét về giá trị, ba ngân hàng quốc doanh tạo cách biệt với nhóm tư nhân. BIDV duy trì vị thế ngân hàng có tiền gửi lớn nhất trong nhiều năm với 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. Vietcombank xếp thứ hai với hơn 1,1 triệu tỷ đồng và VietinBank hơn 1 triệu tỷ đồng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 09, tổng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530.000 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380.000 tỷ, tương đương tăng 7,8%, ở mức hơn 5,25 triệu tỷ đồng.
Tuy nhiên, tiền gửi dân cư tiếp tục giảm 1.500 tỷ đồng, sau khi giảm 1.000 tỷ đồng trong tháng trước. Lũy kế đến cuối tháng 09, tiền gửi khu vực dân cư tăng 2,9%, thấp hơn con số gần 3% vào cuối tháng 07. Đây là mức tăng trưởng tiền gửi dân cư thấp nhất, xét trên cùng kỳ mỗi 05 năm qua.
Trong 05 năm qua, tiền gửi khu vực dân cư có xu hướng tăng chậm lại. Điều này cho thấy người dân đang bớt gửi tiền vào ngân hàng. Nếu năm 2016, tăng trưởng tiền gửi của dân cư là 17,4%, năm 2017 chỉ là 13,54% và liên tục giảm 04 năm sau đó. Đến năm 2020, con số này còn 6,46%.
Lê Pháp (t/h)
Tin mới
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ
37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ bị bãi bỏ toàn bộ, bao gồm 25 Quyết định và 12 Chỉ thị.
Tổ chức thành công Đại hội thành lập Hội Người cao tuổi tỉnh Lạng Sơn
Ngày 20/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Đại hội thành lập Hội NCT tỉnh Lạng Sơn nhiệm kỳ 2024 – 2026. Ông Nông Ngọc Tăng, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh Lạng Sơn được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Hội NCT tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2024 – 2026.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là mục tiêu cao nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
Sau 3 ngày làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm rất cao, Hội nghị Trung ương 10 khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc vào chiều nay (20/9).
Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em”
Ngày 20/9, Tỉnh Đoàn Lạng Sơn, Hội đồng Đội tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc “Cử tri trẻ em” và gặp mặt, chia sẻ, tập huấn cho đoàn đại biểu thiếu nhi tham gia phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.
Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tập huấn phân biệt hàng thật - giả của nhãn hiệu Honda
Ngày 20/9, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công ty Luật TNHH Phạm và Liên doanh, đại diện pháp lý tại Việt Nam của Công ty Honda Motor tổ chức hội nghị phân biệt hàng thật - giả của Honda.
Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận năm 2024
Nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ làm công tác Mặt trận, nhất là cho đội ngũ cán bộ mới được kiện toàn sau Đại hội MTTQ các cấp, nhiệm kỳ 2024-2029, từ ngày 4 đến 20/9, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ công tác Mặt trận cho trưởng ban công tác mặt trận ở khu dân cư 8 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Câu chuyện thương hiệu
MobiFone Esports Unitour chính thức khởi động với tổng giải thưởng lên tới 70 triệu đồng
Dệt may Thành Công (TCM) đạt gần 8,1 triệu USD lợi nhuận sau thuế, vượt 18% kế hoạch năm
DIC Corp (DIG) hoàn tất giải thể Công ty TNHH MTV Vũng Tàu Centre Point
LPBank muốn chi gần 10.000 tỷ đồng mua tối đa 5% vốn FPT
Doanh nghiệp nội địa bứt phá vì sự phát triển bền vững
Tọa độ đẳng cấp mang ngàn lợi thế cho dự án Top 1 phía Đông TP HCM