Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

6.000 đồng/1 mét vải, ngành dệt may gặp khó

Hàng loạt thách thức trong ngành dệt may - được Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và đưa ra đề xuất tháo gỡ khó khăn.

Ngành dệt may Việt Nam đã và đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có ảnh hưởng từ sự “thoái trào” của TPP và chi phí nhân công. Trong bối cảnh thế giới đang chạy đua với cuộc cách mạng 4.0, ngành dệt may Việt cũng cần thay đổi.

Về quy hoạch, Vinatex cho rằng định hướng phát triển ngành chưa đáp ứng được định hướng lâu dài cho sự phát triển và sự thay đổi của thị trường, vì vậy thiếu sự cạnh tranh và ổn định, sự thu hút đối với người lao động.

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. Với khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này cũng khó tồn tại, chưa nói tới việc cạnh tranh quốc tế.

Việc phát triển cây bông, cây dâu, tằm và một số cây nguyên liệu khác rất khó do tiếp cận đất đai, cánh đồng lớn để đưa cơ giới và công nghệ cao vào phát triển cây nguyên liệu năng suất cao.

Ngành dệt may còn phải đối mặt với khó khăn đó là chi phí, tiền lương nhân công. Năm 2016, tiền lương tối thiểu của công nhân dệt may tăng 13%, khiến chi phí đầu vào gia tăng đã tạo áp lực tiêu cực đến toàn ngành.

6.000 đồng/1 mét vải, ngành dệt may gặp khó - Hình 1

Sự "thoái trào" của TPP khiến cho ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn

Theo thống kê tại một số một số doanh nghiệp may mặc hàng đầu Việt Nam như Việt Tiến, May 10, May Nhà Bè hay Vinatex… thu nhập của công nhân đã cao hơn, trung bình từ 6 triệu đồng/tháng trở lên. Điển hình như May 10 và Vinatex cũng đang cạnh tranh về mức thu nhập hàng tháng cho công nhân, với lần lượt 6,7 và 6,3 triệu đồng/tháng.

Các doanh nghiệp FDI không phải đầu tư đào tạo người lao động, trả lương 7-8 triệu như Samsung, trong khi các doanh nghiệp dệt may trong nước không thể trả mức lương như trên bởi mặt bằng lương khu vực dệt may Việt Nam chỉ trong khoảng 6,5-7 triệu đồng.

Trong khi đó, phía bên cầu, khách hàng lại đang tạo áp lực về mặt giá thành. Tỷ lệ tăng giá trên sản phẩm rất nhỏ nhưng tỷ lệ giảm giá rất cao, khả năng đối phó của ngành với tình hình phát triển chung đang gặp điểm nghẽn. Với cơ chế chi phí đầu vào tăng như hiện tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành dệt may nếu không có những cơ chế đột phá rất dễ phải đóng cửa.

Biện pháp đưa ra đó là cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ; Thu hút và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất nguyên liệu chính của ngành dệt may, da giày với điều kiện bảo đảm sản xuất xanh - sạch... Đề nghị Chính phủ có giải pháp và chỉ đạo các địa phương ủng hộ đầu tư dệt nhuộm.

Vinatex đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn hàng nhập lậu tiểu ngạch, trốn thuế do tình trạng hàng nhập lậu vải và nguyên phụ liệu dệt may tràn lan trên thị trường, gây khó khăn cho DN nội địa. Cụ thể, vải nhập lậu được bán tại TPHCM với giá chỉ 6.000-7.000 đồng/mét.

Tại Đại hội cổ đông thường niên của Vinatex diễn ra đầu tháng 5, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinatex đã nêu ra những thực tiễn ngành dệt may Việt Nam gặp phải trong năm 2016 và thời gian tới.

Đồng thời Vinatex cũng đề nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn một cách hữu hiệu hơn. Cụ thể, tiếp tục giảm lãi suất cho vay, từng bước tiệm cận mức lãi suất cho vay của các nước trong khu vực nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất.

Ngọc Linh

Bài liên quan

Tin mới

Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
Chính phủ cam kết đồng hành, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp

Thủ tướng khẳng định: "Chúng tôi rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh, của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp tham dự hội nghị".

Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ
Bình Phước ủng hộ 30 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục bão lũ

Thông tin từ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước, tính đến hết Ngày 20/9, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận tổng nguồn lực quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền bắc khắc phục thiệt hại do bão số 3 hơn 22 tỷ 491 triệu đồng của 2.826 tập thể, cá nhân.

Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp
Đề nghị các ngân hàng, hỗ trợ, chia sẻ vấn đề lãi suất với người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, hội nghị này nhằm tiếp tục đánh giá chính sách tiền tệ, nhất là trong ưu tiên cho tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, ổn định kinh tế vĩ mô.

Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3
Bắc Giang: Dự kiến phân bổ 55 tỷ đồng hỗ trợ đợt 2 cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão số 3

Ban Vận động cứu trợ tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức họp xem xét, dự kiến mức phân bổ hỗ trợ đợt 2 nguồn kinh phí, hiện vật tiếp nhận từ nguồn ủng hộ, tài trợ khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra và thống nhất một số nội dung quan trọng khác thuộc trách nhiệm của Ban Vận động cứu trợ tỉnh.

Bắc Ninh: Huy động sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt
Bắc Ninh: Huy động sức mạnh hệ thống chính trị và nhân dân trong ứng phó, khắc phục hậu quả bão lụt

Ngày 21/9, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 (Bão YAG

Tập đoàn của cựu Tổng thống Mỹ muốn đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên
Tập đoàn của cựu Tổng thống Mỹ muốn đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

Mới đây, ông Trần Quốc Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, đã có buổi tiếp và làm việc với các đại diện cấp cao của tập đoàn The Trump Organization - doanh nghiệp thuộc sở hữu của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.