Top 10 Ứng Dụng Thẻ Thưởng Uy Tín Nhất Năm 2023 - 789 game tài xỉu đổi tiền that

Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

10 sự kiện nổi bật của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh năm 2023

Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh vừa công bố 10 sự kiện nổi bật trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh năm 2023.

1. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; quyết liệt giải quyết có hiệu quả các tồn đọng, khó khăn nhiều năm, cũng như các dự án, công trình trọng điểm phát triển thành phố.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đoàn kết, quyết tâm xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu tàu, động lực có sức thu hút, lan tỏa lớn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cả nước theo tinh thần Nghị quyết số 31-NQ/TW.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận tại hội nghị triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM vào chiều 15/7/2023. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên phát biểu kết luận tại hội nghị triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh vào chiều 15/07/2023. (Ảnh: thanhuytphcm.vn)

Chủ động, quyết liệt tổ chức thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15; xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các chủ trương để tạo đột phá, giải quyết điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội; khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của thành phố để tương xứng với vị trí vai trò đầu tàu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và cả nước. 

Năm 2023, cả hệ thống chính trị thành phố tập trung các giải pháp thực hiện các công trình trọng điểm phát triển thành phố; tái khởi động thi công nhiều dự án hạ tầng quan trọng .

2. Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm sâu vào người dân thành phố, là một nguồn sức mạnh đặc thù của con người thành phố mang tên Bác

Sau gần 2 năm thực hiện, TP. Hồ Chí Minh đã có gần 3.000 thiết chế không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều địa phương có mô hình, cách làm hay; nhiều cơ sở tôn giáo, thờ tự, cộng đồng các dân tộc đã tích cực hưởng ứng, triển khai xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại trụ sở, nơi thờ tự, khu sinh hoạt cộng đồng. 

Các quận, huyện và TP.Thủ Đức đẩy mạnh xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh trên trang thông tin điện tử và các nền tảng mạng xã hội thu hút hàng triệu lượt xem, tương tác và chia sẻ trên trang cá nhân của cán bộ, đảng viên tạo nên sức lan tỏa nhanh, rộng khắp đến các cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

3. Tham gia 7 nội dung tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam

Ban Thường vụ Thành ủy đã tích cực chỉ đạo tham gia 7 nội dung tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam, trên các lĩnh vực, nhằm bổ sung, hoàn thiện các nội dung tổng kết theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Tổng kết Trung ương; phối hợp, tổ chức các buổi làm việc giữa Thành ủy TP. Hồ Chí Minh với các Đoàn khảo sát thực tế của Ban Chỉ đạo Tổng kết Trung ương.

4. Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên

Thực hiện tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới, theo Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Hội nghị Trung ương 5 - khóa XIII, ngành tổ chức xây dựng Đảng. Trọng tâm là đầu tư, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, Bí thư chi bộ khu phố ấp, chất lượng sinh hoạt chi bộ khu phố ấp. 

Đặc biệt trong năm 2023, đưa đối tượng Bí thư chi bộ khu phố ấp vào danh mục thăm và chăm lo Tết hàng năm của Thành phố

Đồng thời, có nhiều giải pháp thúc đẩy công tác kết nạp đảng viên, như phát triển đảng viên trong học sinh, sinh viên, giảng viên, phóng viên, biên tập viên; y, bác sĩ, dược sĩ, công nhân trực tiếp sản xuất, người lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Trong năm, TP. Hồ Chí Minh đã kết nạp được 7.995 đảng viên mới, hoàn thiện sắp xếp khu phố ấp gắn với kiện toàn chi bộ khu dân cư với tổ chức Đảng ở các tòa nhà chung cư.

5. Công tác cán bộ thực hiện chặt chẽ

Thực hiện đồng bộ, chặt chẽ các khâu trong công tác cán bộ, chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý cán bộ theo hướng công khai, minh bạch, đảm bảo nguyên tắc, dân chủ, đề cao tính cạnh tranh từ khâu quy hoạch, đào tạo đánh giá, tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ

TP. Hồ Chí Minh triển khai 2 quy trình khuyến khích cán bộ năng động sáng tạo vì lợi ích chung, hoàn thiện quy trình theo thẩm quyền, để có cơ chế bảo vệ cán bộ năng động sáng tạo vì lợi ích chung khi có rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện; đang hoàn thiện cơ chế phát hiện; ngăn chặn, xử lý nghiêm cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm...

Trong năm 2023, đã điều động, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, tham gia ý kiến với các cơ quan Trung ương về công tác cán bộ đối với 238 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý.

6. Tổ chức Hội thảo khoa học về tác phẩm "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh" của đồng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Thường vụ Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Hội thảo khoa học "Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đi đôi với chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ. 

7. Hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực TP. Hồ Chí Minh được thực hiện thường xuyên, hiệu quả thông qua các phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đã lan tỏa, nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu; xây dựng, củng cố niềm tin của người dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xây dựng Đảng của Đảng bộ, chính quyền thành phố.

8. Công tác kiểm tra, giám sát tiếp tục có sự đổi mới mạnh mẽ, thực hiện toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, chất lượng, hiệu quả được nâng lên.

9. Kịp thời xây dựng và triển khai kế hoạch công tác dân vận của hệ thống chính trị trong thực hiện chủ đề năm 2024 của thành phố về "Đẩy mạnh xây dựng chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; tăng cường kỷ luật, kỷ cương và phát huy tính tiên phong, gương mẫu, tinh thần dũng cảm, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, đảng viên".

10. Đẩy mạnh thực hiện "Dân chủ ở cơ sở" gắn với phát huy quyền làm chủ nhân dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng"; thực hiện tốt phong trào thi đua "Dân vận khéo", nội dung "5 không" trong hệ thống chính trị thành phố.

 

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão
Hải Phòng: Học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9/9 để khắc phục hậu quả sau bão

Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hải Phòng (GD&ĐT), học sinh toàn thành phố sẽ tiếp tục nghỉ học ngày 9/9/2024 cho đến khi có thông báo mới để các nhà trường tập trung khắc phục hậu quả sau bão; điều kiện an toàn giao thông, điện, nước, vệ sinh môi trường... chưa đảm bảo.

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Theo thông tin từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Lạng Sơn, vào hồi, 15h30, ngày 08/9/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3
Hải Phòng có 2 người tử vong và 18 người bị thương do bão số 3

Bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng trên địa bàn TP. Hải Phòng.

Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành
Phú Thọ: Thông báo kế hoạch xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành

Ngày 8/9, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ có thông báo kế hoạch vận hành xả lũ hồ chứa nước Ngòi Giành (xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ), thời gian dự kiến xả lũ từ 19 giờ 00 phút, ngày 8/9/2024.

Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã
Thanh Hoá phát lệnh báo động I trên sông Mã

Chiều 8/9, mực nước sông Mã đang lên nhanh, cảnh báo mực nước sông Mã tại Trạm Thuỷ văn Lý Nhân có khả năng đạt mức báo động I (+9.50m) vào khoảng 18 - 20h ngày 8/9/2024.

Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức
Công bố quyết định về công tác cán bộ Trường Đại học Hồng Đức

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác cán bộ Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức; Hội đồng trường công bố Nghị quyết bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2024-2029.